Câu hỏi:

29/08/2024 521

Giao tử của loài thực vật A và loài thực vật B đều có 7 nhiễm sắc thể. Khi lai loài A và loài B (phép lai xa) tạo ra cây lai F. Trong tế bào sinh dưỡng của cây lai F có 14 nhiễm sắc thể, cây bất thụ. Sau đó, tiến hành gây đột biến đa bội ở cây lai F tạo ra cây lai đa bội M. Trong tế bào sinh dưỡng của cây đa bội M có 28 nhiễm sắc thể, cây hữu thụ. Giải thích hiện tượng bất thụ và hữu thụ của cây lai F và M.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Cây lai F chứa 7 nhiễm sắc thể của loài A và 7 nhiễm sắc thể của loài B nhưng các nhiễm sắc thể này không tương đồng nên không hình thành cặp trong quá trình giảm phân, do đó, không thể hình thành giao tử dẫn đến cây lai bất thụ.

- Sau khi gây đột biến đa bội, cây đa bội M chứa bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài A và của loài B (7 × 2 + 7 × 2 = 28 nhiễm sắc thể) nên hình thành cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong quá trình giảm phân tạo giao tử bình thường dẫn đến cây hữu thụ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Một tế bào có 2n + 1 nhiễm sắc thể được gọi là lệch bội dạng thể ba (có 1 cặp NST chứa 3 chiếc).

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Một đoạn của nhiễm sắc thể bị đứt gãy và được nối với một nhiễm sắc thể không tương đồng gây nên đột biến chuyển đoạn.

Một đoạn của nhiễm sắc thể bị đứt gãy và được nối với một nhiễm sắc thể tương đồng gây nên đột biến lặp đoạn và mất đoạn.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP