Câu hỏi:
29/08/2024 2,169Cần mạ một lớp Ag lên một mặt của một chiếc đĩa tròn có bán kính 12 cm. Với độ dày lớp mạ là 0,01 mm, nếu được cung cấp nguồn điện một chiều có cường độ dòng điện I = 2 A trong thời gian t = 3 giờ thì có đủ để mạ theo yêu cầu trên không? Biết rằng khối lượng riêng của Ag là 10,5 g cm-3, hiệu suất điện phân là 100%.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Diện tích của mặt đĩa là S = \[\pi {r^2} = \pi {12^2} = 452,16c{m^2}\]
Thể tích của lớp mạ Ag cần là
V = S.d = 452,16.0,001 = 0,45216 cm3
Khối lượng Ag cần để mạ là
M = V.d = 0,45216.10,5 = 4,75 gam
Số mol Ag cần để mạ là
4,75: 108 = 0,044 mol
Từ phản ứng điện phân xảy ra ở điện cực: \[A{g^ + } + 1e \to Ag\]
=> Số mol electron cần cho điện phân lượng Ag trên là 0,044 mol
Theo công thức \[{n_e} = \frac{{It}}{F} = \frac{{2.3.60.60}}{{96500}} = 0,2238mol > 0,044mol\]
Vậy lượng điện cung cấp trong thời gian trên đủ để mạ điện chiếc đĩa nói trên.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một loại quặng nhôm có chứa 40% khối lượng Al.
a) Nhôm trong loại quặng trên ở dạng Al2O3, hỏi quặng trên chứa bao nhiêu phần trăm tạp chất.
b) Để điện phân toàn bộ lượng Al2O3 nóng chảy thu được từ 1000 kg loại quặng trên bởi dòng điện một chiều có cường độ 10000 A thì về lí thuyết cần bao nhiêu giờ điện phân liên tục? Cho biết số mol electron n đi qua dây dẫn được tính theo công thức n = (I.t)/F.
Trong đó, I là cường độ dòng điện (A), t là thời gian (s), F là số Faraday (96500 C.mol-1).
Câu 2:
Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn với cường độ dòng điện 10A trong 2 giờ. Tính khối lượng dung dịch giảm sau khi điện phân, giả thiết chỉ có phản ứng điện phân dung dịch NaCl, bỏ qua lượng nước bay hơi. Cho biết các công thức:
Q = n.F = I.t, trong đó: Q là điện lượng (C), n là số mol electron đi qua dây dẫn, I là cường độ dòng điện (A), t là thời gian (giây), F là hằng số Faraday .
Câu 3:
Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4 có cùng nồng độ. Các chất được tạo ra đầu tiên ở anode (cực dương) và ở cathode (cực âm) lần lượt là:
A. Cl2 và H2.
B. Cl2 và Cu.
C. O2 và Cu.
D. O2 và H2.
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây về thứ tự điện phân trong dung dịch của các ion kim loại ở điện cực là đúng?
A . Ion kim loại ứng với thế điện cực chuẩn dương hơn sẽ được điện phân trước ở cực âm.
B. Ion kim loại ứng với thế điện cực chuẩn âm hơn sẽ được điện phân trước ở cực âm.
C. Ion kim loại ứng với thế điện cực chuẩn dương hơn sẽ được điện phân trước ở cực dương.
D. Ion kim loại ứng với thế điện cực chuẩn âm hơn sẽ được điện phân trước ở cực dương.
Câu 5:
Khi điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, các chất được tạo ra ở anode (cực dương) và cathode (cực âm) lần lượt là
A . Cl2 và NaOH, H2.
B. Na và Cl2.
C. Cl2 và Na.
D. NaOH và H2.
Câu 6:
Khi điện phân dung dịch CuSO4, ion nào sẽ điện phân đầu tiên ở cathode?
A. Cu2+.
B. H+ (của nước).
C. SO42-.
D. OH- (của nước).
về câu hỏi!