Câu hỏi:

01/09/2024 188 Lưu

Đoạn văn cho thấy tác giả đã có sự thay đổi như thế nào trong nhận thức của bản thân về chủ thể hoạt động sáng tạo? Sự thay đổi đó có ý nghĩa gì?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đoạn văn cho biết, việc thay đổi nhận thức từ chỗ xem sáng tạo gắn với hoạt động riêng của tầng lớp trí thức sang quan niệm “mọi người đều tham gia sáng tạo” và “có năng lực sáng tạo” trước hết là của chính tác giả. Đó là kết quả của quá trình đổi mới tư duy của người nghiên cứu, diễn ra trong bối cảnh xuất hiện khái niệm “kinh tế tri thức”. Sự thay đổi này rất có ý nghĩa. Với tác giả, đó là một bước tiến của nhận thức, nhờ vậy, trong tư cách một nhà khoa học, tác giả sẽ phát huy tầm ảnh hưởng để kích thích khả năng sáng tạo của nhiều người, trong những lĩnh vực khác nhau. Nhận thức này cũng có thể giúp người đọc củng cố niềm tin vào bản thân, để họ có thể phát huy khả năng sáng tạo trong phạm vi công việc của mình.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Những đặc trưng của văn bản nghị luận được thể hiện cụ thể trong văn bản Cảm hứng và sáng tạo:

– Văn bản có một luận đề được nêu để bàn luận (nhan đề của văn bản đồng thời cũng là luận đề).

– Từ luận đề, văn bản được triển khai thành các luận điểm:

+ Luận điểm 1: Cảm hứng là một trạng thái tinh thần hết sức quan trọng của con người (từ “Cảm hứng thường được biểu hiện dưới hình thức của văn hoá, đến “tức là tại nhiều nền văn hoá mà người đó có mặt”).

+ Luận điểm 2: Tính hai mặt (tích cực và tiêu cực) của cảm hứng (từ “Cảm hứng có thể xúc tiến khả năng phát triển” đến “một trong những nguyên nhân gây ra sử chậm phát triển..).

+ Luận điểm 3: Vai trò của cảm hứng đối với sự phát triển (từ “Như vậy, cảm hứng là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển. đến “tiến trình phát triển của cá nhân và của cả cộng đồng”).

+ Luận điểm 4: Vai trò của tự do đối với cảm hứng và sáng tạo của con người (từ “Vậy thông qua cảm hứng, tự do biến thành sự sáng tạo như thế nào?” đến “nơi con người có thể nhặt được sự sáng tạo ở trong bất kì góc tối nào của cuộc sống).

+ Luận điểm 5: Cái đẹp – tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của cảm hứng sáng tạo (từ “Nói đến sự sáng tạo không thể không nói đến cái đẹp” đến “mới có giá trị đóng góp cho xã hội”).

- Ở từng luận điểm, tác giả đã sử dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận với việc nêu các lí lẽ và bằng chứng để lập luận có sức thuyết phục.

Lời giải

Từ trước đến nay, khi luận bàn về văn hoá Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường thể hiện thái độ tự hào, đề cao một nền văn hoá có bề dày truyền thống, gắn với cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc, phản ánh những đặc điểm ưu việt trong tính cách, phẩm chất của con người Việt Nam. Ở văn bản Nhìn về vốn văn hoá dân tộc nói chung, đoạn này nói riêng, ta bắt gặp thái độ khách quan, khoa học, không có bóng dáng của sự tự tôn hoặc tự ti. Đối sánh với những nền văn hoá lớn trên thế giới, tác giả nhận thấy những giới hạn của văn hoá Việt Nam. Khi lập luận để khẳng định quan điểm của mình, tác giả luôn dựa vào những bằng chứng cụ thể, tiêu biểu. Một thái độ nghiên cứu nghiêm túc, khoa học như thế là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh chuẩn bị hội nhập quốc tế.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP