Bài tập 5. Đọc lại văn bản Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 72 – 73), đoạn từ “Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ” đến “Và cũng có những cái ta rất nhớ, ví dụ những công thức toán học, nhưng lại không phải là thơ” và trả lời các câu hỏi:
Những thao tác nghị luận nào được tác giả sử dụng trong đoạn trích? Chỉ ra biểu hiện của từng thao tác.
Bài tập 5. Đọc lại văn bản Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 72 – 73), đoạn từ “Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ” đến “Và cũng có những cái ta rất nhớ, ví dụ những công thức toán học, nhưng lại không phải là thơ” và trả lời các câu hỏi:
Những thao tác nghị luận nào được tác giả sử dụng trong đoạn trích? Chỉ ra biểu hiện của từng thao tác.
Quảng cáo
Trả lời:
Trong đoạn trích, tác giả sử dụng một số thao tác nghị luận sau đây:
- Bác bỏ: Mỗi một quan niệm về thơ được nêu lên ở phần này thường kèm một vài câu vừa nhận xét những chỗ chưa đầy đủ, vừa bác bỏ những điểm bất cập (thơ không phải là những lời đẹp; thơ không phải là ở những đề tài “đẹp”; thơ cũng không hẳn là những gì khiến người ta phải nhớ).
- Chứng minh: Để việc bác bỏ có cơ sở, với mỗi quan niệm thơ được nêu tác giả đều đưa ra những dẫn chứng có tính chất trái ngược. Chẳng hạn, thơ không phải là lời đẹp, vì những lời thơ “nôm na mách qué” của Hồ Xuân Hương hay câu thơ của Nguyễn Du tả ngoại hình của Tú Bà (Truyện Kiều) lời không “đẹp” (theo kiểu trang nhã) mà vẫn là thơ hay. Thơ không ở đề tài “đẹp”, bằng chứng là thơ Bộ-đơ-le (Baudelaire) có bài viết về xác chết đầy giòi bọ, hay trong kháng chiến, những xe cộ, súng ống, dây thép gai,... cũng có thể trở thành đề tài thơ. Cũng không thể lấy chuyện dễ nhớ, dễ thuộc làm tiêu chí phân định giữa thơ và không phải thơ, vì có những thứ rất dễ nhớ như công thức toán học nhưng đâu phải là thơ.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- Tổng ôn Ngữ văn 12 Form (2025) ( 36.000₫ )
- 30 Bộ đề, Tổng ôn, sổ tay NLXH, sổ tay trọng tâm môn Ngữ Văn (có đáp án chi tiết) ( 60.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Bộ đề thi tốt nghiệp 2025 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Anh, Sinh, Sử, Địa, KTPL (có đáp án chi tiết) ( 36.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Những đặc trưng của văn bản nghị luận được thể hiện cụ thể trong văn bản Cảm hứng và sáng tạo:
– Văn bản có một luận đề được nêu để bàn luận (nhan đề của văn bản đồng thời cũng là luận đề).
– Từ luận đề, văn bản được triển khai thành các luận điểm:
+ Luận điểm 1: Cảm hứng là một trạng thái tinh thần hết sức quan trọng của con người (từ “Cảm hứng thường được biểu hiện dưới hình thức của văn hoá, đến “tức là tại nhiều nền văn hoá mà người đó có mặt”).
+ Luận điểm 2: Tính hai mặt (tích cực và tiêu cực) của cảm hứng (từ “Cảm hứng có thể xúc tiến khả năng phát triển” đến “một trong những nguyên nhân gây ra sử chậm phát triển..).
+ Luận điểm 3: Vai trò của cảm hứng đối với sự phát triển (từ “Như vậy, cảm hứng là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển. đến “tiến trình phát triển của cá nhân và của cả cộng đồng”).
+ Luận điểm 4: Vai trò của tự do đối với cảm hứng và sáng tạo của con người (từ “Vậy thông qua cảm hứng, tự do biến thành sự sáng tạo như thế nào?” đến “nơi con người có thể nhặt được sự sáng tạo ở trong bất kì góc tối nào của cuộc sống).
+ Luận điểm 5: Cái đẹp – tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của cảm hứng sáng tạo (từ “Nói đến sự sáng tạo không thể không nói đến cái đẹp” đến “mới có giá trị đóng góp cho xã hội”).
- Ở từng luận điểm, tác giả đã sử dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận với việc nêu các lí lẽ và bằng chứng để lập luận có sức thuyết phục.
Lời giải
Từ trước đến nay, khi luận bàn về văn hoá Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường thể hiện thái độ tự hào, đề cao một nền văn hoá có bề dày truyền thống, gắn với cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc, phản ánh những đặc điểm ưu việt trong tính cách, phẩm chất của con người Việt Nam. Ở văn bản Nhìn về vốn văn hoá dân tộc nói chung, đoạn này nói riêng, ta bắt gặp thái độ khách quan, khoa học, không có bóng dáng của sự tự tôn hoặc tự ti. Đối sánh với những nền văn hoá lớn trên thế giới, tác giả nhận thấy những giới hạn của văn hoá Việt Nam. Khi lập luận để khẳng định quan điểm của mình, tác giả luôn dựa vào những bằng chứng cụ thể, tiêu biểu. Một thái độ nghiên cứu nghiêm túc, khoa học như thế là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh chuẩn bị hội nhập quốc tế.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.