Câu hỏi:
01/09/2024 86Cách trình bày và hình thức diễn đạt của hai tác giả ở hai đoạn trích có gì khác nhau?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Quan sát cách phân đoạn ở từng đoạn trích, đặc điểm lời văn của tác giả thể từ hiện ở từng đoạn, từ đó rút ra nhận xét có tính chất đối sánh.
Đoạn trích 1 được trình bày khác thường: Phần lớn mỗi câu được tách ra thành một đoạn (gọi là đoạn văn đặc biệt). Tuy vậy, các đoạn văn đặc biệt đó vẫn đảm bảo tính mạch lạc, nhờ các ý liền nhau quan hệ với nhau rất chặt chẽ, logic. Câu văn có nhịp điệu linh hoạt, lời văn mới mẻ, độc đáo, sử dụng nhiều hình ảnh bóng bẩy, có tính ấn dụ (“nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ; những nhà thơ” vào buổi chiều tóc bạc vẫn thu hoạch những mùa thơ dậy thì”; “nội lực của chữ”; “cuộc bầu khắc nghiệt của cử tri chữ; “cuộc bỏ phiếu của chữ;...). Cách diễn đạt như thế khiến cho bài viết tuy bàn về sáng tạo thơ nhưng không khô khan, mà khá tươi mới, hấp dẫn.
Đoạn trích 2 gồm hai đoạn văn, mỗi đoạn văn triển khai một ý tương đối rõ ràng. Đoạn văn đầu đề cập đến giá trị kì diệu của chữ trong thơ; đoạn văn sau cho thấy sự kì diệu đó thể hiện ở nhịp điệu bên trong của thơ. Cụm từ “cái kì diệu ấy” đầu đoạn văn sau có chức năng liên kết với ý của đoạn văn trước, tạo nên tính mạch lạc của cả đoạn trích. Ở đây, Nguyễn Đình Thi phối hợp giữa cách diễn đạt theo hình thức thông thường của văn bản nghị luận văn học (nêu lí lẽ, giải thích và phân tích các ý, sử dụng dẫn chứng là các câu thơ và nhận định về thơ) với cách diễn đạt giàu hình ảnh. Bên cạnh những lời văn sử dụng các khái niệm như: giá trị ý niệm, cảm xúc, hình ảnh, nhịp điệu, nhạc, bằng – trắc,... ta cũng bắt gặp những câu văn đầy hình ảnh (“những hình ảnh không ngờ toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy”; “câu thơ hay có cái gì làm rung những chiếc cốc kia trên bàn, làm động ánh trăng kia trên bờ đê”; “mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung”;...). Cách diễn đạt ấy khiến cho đoạn văn vừa chặt về ý, vừa mềm mại về lời, thực sự có sức lôi cuốn, giúp người đọc dễ lĩnh hội hơn ý tưởng của tác giả.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bài tập 8. Đọc lại văn bản Cảm hứng và sáng tạo của Nguyễn Trần Bạt trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 89 – 91) và trả lời các câu hỏi:
Nêu những đặc trưng của văn bản nghị luận được thể hiện trong văn bản.
Câu 2:
Chỉ ra biểu hiện của các thao tác nghị luận được tác giả sử dụng trong văn bản.
Câu 3:
Những thao tác nghị luận nào đã được tác giả sử dụng trong đoạn văn?
Câu 5:
Bài tập 4. Đọc lại văn bản Năng lực sáng tạo của Phan Đình Diệu trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 69), đoạn từ “Xưa nay, khi nói đến sáng tạo, thường ta chỉ xem đó là hoạt động riêng của một lớp người” đến “biết quên đi nhiều điều mà mình đã biết để luôn có một trí tuệ nguyên lành với đôi mắt tươi sáng” và trả lời các câu hỏi:
Ý nào trong đoạn văn khái quát được chủ đề của cả đoạn? Các ý khác có vai trò như thế nào trong việc làm nổi bật chủ đề?
Câu 6:
Hoạt động sáng tạo được giải thích như thế nào? Chỉ ra sự phối hợp các thao tác ở đoạn văn.
Câu 7:
Viết
“Tự do là không gian của mọi sự sáng tạo từ văn hoá, nghệ thuật cho đến khoa học, công nghệ,...” (Nguyễn Trần Bạt, Cảm hứng và sáng tạo)
Lấy câu trên làm câu chủ đề, viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp (khoảng 150 chữ), có sử dụng ít nhất hai trong các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ.
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 4
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!