Câu hỏi:
01/09/2024 44Khái quát nội dung đoạn mở đầu của văn bản. Theo bạn, ở đoạn này, yếu tố kì ảo đã xuất hiện hay chưa? Nội dung đoạn 1 của văn bản cho biết nhân vật Bích Châu có những đức tính và tài năng đáng quý nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đoạn 1 của văn bản chủ yếu giới thiệu về thân thế, lai lịch của nhân vật Bích Châu. Khi khái quát nội dung, cần chú ý những chi tiết quan trọng để “nhận diện” được nét chính yếu về nhân vật như ngoại hình, tính cách, phẩm chất,... Ở đoạn văn này, tác giả chưa sử dụng yếu tố kì ảo. Nhân vật, hình ảnh, sự kiện, tình tiết,... đều được kể, tả theo “mô hình hiện thực” (chỉ nói về những sự vật, sự việc có thể tồn tại hoặc xảy ra trong thực tế).
Chú ý khái quát một số đức tính và tài năng được tác giả miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp: “tính tình đứng đắn”, thanh nhã, đoan trang (“dời gót sen”, “môi đào chúm chím chậm rãi ứng khẩu”,...); tài năng âm nhạc, thơ ca; “thông tuệ” về đường lối trị nước, mạnh mẽ, cương trực trong việc khuyên vua nên sửa sang chính sự (thể hiện rõ qua việc dâng biểu Kê minh thập sách với những bàn luận hết sức rành mạch, khiến nhà vua phải thán phục).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Suy nghĩ, tâm trạng, lời nói và hành động của nhân vật Bích Châu được miêu tả như thế nào? Qua sự miêu tả đó, tác giả muốn nhấn mạnh đức tính, phẩm chất gì của nhân vật?
Câu 2:
Làm rõ diễn biến tâm trạng của ông Diểu trong đoạn văn “Ông Diểu đặt tay ... tránh nhìn vào đôi mắt nó”
Câu 3:
Viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu nhận xét về một chi tiết hoặc sự việc kì ảo trong một truyện truyền kì tự chọn (ngoài các tác phẩm đã học).
Câu 4:
Ông Diểu đã chuẩn bị, dự tính như thế nào cho chuyến đi săn này? Những chuẩn bị và dự tính đó nói lên điều gì?
Câu 5:
Nêu những yếu tố mà bạn xác định là kì ảo trong truyện. Nhận xét về đặc điểm và ý nghĩa của chúng (có thể liên hệ với truyện ngắn Muối của rừng).
Câu 6:
Lập dàn ý cho đề bài: Viết một bài văn (khoảng 1.000 chữ) phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai cặp câu thơ sau đây:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
(Thôi Hiệu, Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc), Tản Đà dịch)
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(Huy Cận, Tràng giang)
Câu 7:
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận, suy nghĩ của bạn về một chi tiết kì ảo trong truyện.
về câu hỏi!