Câu hỏi:
01/09/2024 57Phân tích ngắn gọn nội dung của tư tưởng “vương chính” (nền chính trị tốt đẹp của bậc minh quân) thể hiện qua bức thư mà vua Lê sai gửi cho Quảng Lợi vương. Nội dung bức thư mà Quảng Lợi vương sai gửi cho vua Lê và việc Giao thần bị phạt tội đã thể hiện quan điểm về hiện thực – lịch sử của tác giả như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Tư tưởng “vương chính” (nền chính trị tốt đẹp của bậc minh quân) thể hiện qua bức thư mà vua Lê sai gửi cho Quảng Lợi vương được thể hiện ở một số nội dung cụ thể: thưởng phạt phân minh (“ban phúc người thiện, ra tai kẻ dâm”, “ban thưởng người tốt, phạt tội kẻ xấu”), kịp thời (“nhanh như tiếng dùi với trống”), nhất quán (“trên dưới như nhau”); tính “chính danh” của thể chế vương quyền (“trẫm nối ngôi chính truyền của tổ tiên”); thực thi lí tưởng điếu dân phạt tội” (đem quân đi hỏi tội kẻ làm ác mà tội ác ấy “trời đất thần người đều không tha thứ”, yêu cầu giám sát việc thực thi chức trách của quan lại một cách chặt chẽ phải “sáng suốt soi gian”, “quyết đoán”, “nghiêm dùng quốc pháp”),…
Bức thư vua Lê sai gửi cho Quảng Lợi vương tuy không dài, nhưng nội dung trong phú, thể thức trang trọng, đúng quy tắc ngoại giao; lời lẽ, ngôn từ, lập luận rõ ràng, thuyết phục.
- Nội dung bức thư mà Quảng Lợi vương sai gửi cho vua Lê và việc Giao thần bị phạt tội đã thể hiện quan điểm về hiện thực – lịch sử của tác giả một cách gián tiếp nhưng khá cụ thể.
Tác giả đã xuất phát từ nhận thức và nhãn quan hiện thực về nền chính trị đương thời (nhà Lê, đời Lê Thánh Tông trị vì), ở thời điểm mà Nho học với đường ở chính trị nhân nghĩa và tinh thần tự chủ được đề cao, để miêu tả về thể chế và việc thực thi chính trị ở thuỷ quốc của Quảng Lợi vương. Thuỷ quốc của Quảng Lợi vương cũng thực thi “vương đạo”, “hết lòng cầu tìm người hiền tài, mong có sự phò giúp của lượng tá”, với mục đích thực hiện việc trị nước được “công bằng rất mực”, “thước gươm sáng chẳng dung gian tà”.
Vương quốc nơi cõi âm tuy khác biệt với dương gian, nhưng được tác giả soi chiếu với các nguyên tắc của chính nghĩa, xuất phát từ luân thường đạo lí, phép xử thế căn bản của con người xã hội. Một khía cạnh đáng chú ý: Tuy Quảng Lợi vương trị nước theo vương đạo”, nhưng vì “ánh mặt trời soi chung” chưa thấu suốt, vẫn còn hiện tượng “hang tối chưa kịp thấm nhuần”, “còn có cường thần làm bậy”. Đây cũng là một hiện thực lịch sử mà bằng thực tế trải nghiệm, tác giả đã trực tiếp phản ánh trong tác phẩm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Suy nghĩ, tâm trạng, lời nói và hành động của nhân vật Bích Châu được miêu tả như thế nào? Qua sự miêu tả đó, tác giả muốn nhấn mạnh đức tính, phẩm chất gì của nhân vật?
Câu 2:
Làm rõ diễn biến tâm trạng của ông Diểu trong đoạn văn “Ông Diểu đặt tay ... tránh nhìn vào đôi mắt nó”
Câu 3:
Nêu những yếu tố mà bạn xác định là kì ảo trong truyện. Nhận xét về đặc điểm và ý nghĩa của chúng (có thể liên hệ với truyện ngắn Muối của rừng).
Câu 4:
Viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu nhận xét về một chi tiết hoặc sự việc kì ảo trong một truyện truyền kì tự chọn (ngoài các tác phẩm đã học).
Câu 5:
Ông Diểu đã chuẩn bị, dự tính như thế nào cho chuyến đi săn này? Những chuẩn bị và dự tính đó nói lên điều gì?
Câu 6:
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận, suy nghĩ của bạn về một chi tiết kì ảo trong truyện.
Câu 7:
Lập dàn ý cho đề bài: Viết một bài văn (khoảng 1.000 chữ) phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai cặp câu thơ sau đây:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
(Thôi Hiệu, Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc), Tản Đà dịch)
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(Huy Cận, Tràng giang)
về câu hỏi!