Câu hỏi:
01/09/2024 44Phân tích một chi tiết mà bạn cho là đặc sắc trong tác phẩm (gợi ý: sông, đêm trăng, nén hương,...).
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phân tích chi tiết nén hương:
- Xuất hiện tám lần với những biểu hiện đa dạng: chị Thuỳ “rút mấy que hương”; “vừa châm hương vừa lầm rầm khấn”; “mùi khói hương thơm nhè nhẹ đưa về phía anh”; “vì khói hương của loài ma mị này mà anh bị dính chặt ở đây”; “mấy nén hương đầu thuyền đã lụi”; “bị ngửi hương ma nên hoá đá”; “lúc chị thắp mấy nén hương lên bàn thờ thì thấy trong khung ảnh Lăng có một chiếc lá màu xám”; “bà phải ra vườn hải mấy quả vào thắp hương cho nó”; “lại thắp hương trên mũi thuyền”.
- Nén hương kết nối tâm linh giữa chị Thuỳ và anh Lăng, giữa trần gian và cõi âm. Khi cuộc sống hiện tại quá vất vả, đau buồn, chị tâm tình với người yêu đã hi sinh. Nhưng nén hương đã làm linh hồn anh Lăng hoá đá, bị trói chặt dưới thuyền, không thể lên bến trần gian để gặp lại người yêu cũ. Nén hương là một vật có thực nhưng lại có sức mạnh hơn cả chiếc lá thần kì, phân định rõ ràng cõi thực và cõi ảo. Dù khao khát mãnh liệt, họ vẫn không thể gặp lại. Bi kịch tình yêu trong chiến tranh là những tổn thất không thể hoá giải được.
- Linh hồn anh Lăng bị hoá đá nên coi đó là “hương ma. Đây là sự thay đổi, hoán vị giữa cõi ma và cõi người, giữa cõi thực và cõi ảo. Nén hương được chuyển cõi để anh Lăng được trở lại cõi người.
- Nhưng khi “mấy nén hương đầu thuyền đã lụi, anh lính đã gọi mẹ và bà mẹ đã nghe thấy tiếng con. Tình mẫu tử đã vượt qua những giới hạn của cõi âm, cõi dương.
- Sáng hôm sau, chị Thuỳ đến thắp hương trên bàn thờ, bà cụ Lăng hái quả trên cây ổi anh Lăng trồng để thắp hương cho anh. Đây là nén hương tưởng nhớ của người ở cõi trần gian, những người đang nhọc nhằn chịu đựng vất vả, buồn đau nhưng không quên người đã đến cõi khác.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Suy nghĩ, tâm trạng, lời nói và hành động của nhân vật Bích Châu được miêu tả như thế nào? Qua sự miêu tả đó, tác giả muốn nhấn mạnh đức tính, phẩm chất gì của nhân vật?
Câu 2:
Làm rõ diễn biến tâm trạng của ông Diểu trong đoạn văn “Ông Diểu đặt tay ... tránh nhìn vào đôi mắt nó”
Câu 3:
Viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu nhận xét về một chi tiết hoặc sự việc kì ảo trong một truyện truyền kì tự chọn (ngoài các tác phẩm đã học).
Câu 4:
Ông Diểu đã chuẩn bị, dự tính như thế nào cho chuyến đi săn này? Những chuẩn bị và dự tính đó nói lên điều gì?
Câu 5:
Nêu những yếu tố mà bạn xác định là kì ảo trong truyện. Nhận xét về đặc điểm và ý nghĩa của chúng (có thể liên hệ với truyện ngắn Muối của rừng).
Câu 6:
Lập dàn ý cho đề bài: Viết một bài văn (khoảng 1.000 chữ) phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai cặp câu thơ sau đây:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
(Thôi Hiệu, Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc), Tản Đà dịch)
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(Huy Cận, Tràng giang)
Câu 7:
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận, suy nghĩ của bạn về một chi tiết kì ảo trong truyện.
về câu hỏi!