Câu hỏi:

31/08/2024 2,750

Câu 2 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Lập dàn ý so sánh điểm giống và khác nhau trong hai truyện ngắn Muối của rừngCon thú lớn nhất.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

1. Mở bài: Giới thiệu được hai tác phẩm và tác giả

2. Thân bài:

a. Giới thiệu và lược sơ qua về tác giả và tác phẩm

b. Điểm giống nhau giữa hai tác phẩm:

- Tình huống truyện: tình huống hoạt động, xoay quanh con người - thiên nhiên và nhân tính của một con người.

- Hai nhân vật chính trong truyện đều có hành động đi săn- hành động kết thúc sự sống của muôn vật.

- Thông điệp gửi gắm của tác giả: Cả hai tác phẩm đều có một thông điệp chung. Đó là về cách sống, về chữ “người” trong hai chữ “con người”

c. Điểm khác nhau:

- Về tính cách:

+ Lão thợ săn trong tác phẩm Con thú lớn nhất, là một người đã quen với việc tay cầm súng kết thúc đi sự sống của muôn loài, vốn đã nhuốm máu từ rất lâu.

+ Ông Diểu trong tác phẩm Muối của rừng không hề được nhắc đến là có thói quen đi săn, nên có thể hiểu việc đi săn không phải một nghề của ông ta

- Cái kết của hai kẻ đi săn:

+ Lão thợ săn: Khi không may bắn chết vợ, hắn ta lại có suy nghĩ: “Lão nảy ý định lấy xác vợ lão làm mồi để săn con thú”. Lão đã đánh mất chính gia đình của mình.

+ Ông Diều: Ông ta sau khi bắn được con khỉ to, nhìn gia đình nó, ông ta đã quay về với tính người trong bản thân mình, ông ta thả nó về rừng để nó trở về với cuộc sống của nó. Ông Diểu đã đi săn được một thứ to lớn của đời ông - Đó là sự lương thiện.

- Phân tích về nghệ thuật kể chuyện của 2 tác phẩm

c. Kết bài:

Tổng kết lại các ý

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Câu 6 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Thùng rác

Lược đoạn mở đầu: Vào một ngày, đột nhiên nhân vật xưng “tôi” thấy tất cả mọi người quanh mình đều dửng dưng khi tiếp xúc với anh ta như một người xa lạ, không hề quen biết.

Rõ ràng tôi không bị sa thải khỏi công ty, không dính phốt nọ phốt kia; mọi thứ vẫn rất ok; thế thì tại sao tự nhiên vào một ngày đẹp trời thế này, tất cả đồng loạt khước từ tôi?

Bế tắc trong suy nghĩ khiến tôi muốn ốm. Tôi bỏ về nhà.

Nhà cửa tanh bành. Vợ con dắt nhau về nhà ngoại từ đầu tuần, tôi đi tối ngày, cũng chẳng buồn dọn.

Tôi vào nhà tắm, xối nước vào người cho đỡ ngột ngạt. Nhưng tại sao lại thế này? Tôi hoảng hốt nhìn vào Thằng Người trong gương. Tại sao lại có nó ở đây? Một khuôn mặt bèn bẹt, vô cảm. Hai con mắt lờn lợt của nó trương lên nhìn tôi. Vốn không phải người yếu bóng vía, sợ run lên khi nghe mấy chuyện ma quỷ, tôi chỉ lấy làm lạ về sự xuất hiện của Thằng Người kia. Tôi giơ tay sờ vào mặt nó. Nó cũng giơ tay sờ vào mặt tôi. Tôi hỏi:

– Mày ở đâu ra vậy?

Nó cũng mấp máy mồm hỏi tôi ngần ấy từ.

– Mẹ kiếp! Tao là chủ cái nhà này!

Nó nhếch mép cười khinh thị, nhại lại:

– Tao là chủ cái nhà này!

Tôi và Thằng Người kia vờn nhau một hồi thì tôi sực tỉnh: Chẳng có ai ngoài tôi trong cái nhà tắm ngổn ngang những chai lọ và một thùng rác đầy có ngọn, lổn nhổn giấy rác, đầu mẩu thuốc lá. Thằng Người – Tôi mọc lên từ đám ấy, giống một cái giẻ chùi đã quá date.

Nhưng tại sao lại có thể như thế được? Ngày nào tôi cũng soi gương, cạo râu, xức nước hoa trước khi đi làm. Tôi phong độ và bảnh bao; không phải một khuôn mặt vô cảm, thiếu sinh khí đến thế này. Nhất định tấm gương trong nhà tắm có vấn đề. Tôi hối hả chạy ra ngoài phòng khách. Thằng Người – Tôi đứng chễm trệ trong gương. Hai má chảy nhão, xanh bủng. Đôi mắt lờ nhờ, bé như hai hạt đỗ. Mũi tẹt dúm xuống hốc mồm thâm sì. Tôi nhìn hình ảnh của chính mình mà chỉ chực nôn oẹ. Trời ơi, sao đấy có thể là tôi được?

Không tin vào những chiếc gương trong nhà, tôi chạy ra sảnh, đi vào cầu thang máy, với hi vọng “kiểm định” lại một thực tế tươi sáng khác. [...]

Bốn mặt thang máy sáng bóng cùng lúc xuất hiện bốn Thằng Người – Tôi Bốn cặp mắt hạt đỗ, bốn cặp má chảy xệ, bốn quả mũi dúm dó hăm hở tiến đến, siết chặt tôi vào giữa vòng vây. Tôi không còn một chỗ nào để bám víu.

Cửa thang may kịp mở đúng lúc tôi tưởng mình sắp chết đến nơi. Thằng cha hàng xóm đứng chặn lù lù ngay cửa ra vào. Tôi nhệu nhạo cười, ra điều biết ơn. Chẳng nói chẳng rằng, thằng cha nhổ nước bọt phì phì xuống đất, quay ra đi thang bộ.

Không còn đủ can đảm ở lại thang máy, tôi cũng nối gót theo gã hàng xóm, lê từng bước nặng nề.

Đầu tôi bị xâu xé bởi muôn ngàn câu hỏi. Tại sao? [..]

Tôi là ai? Tôi không biết nữa. Một kí ức xa xăm gợi về. Tôi là P. sống ở khu tập thể công nhân nhà máy sợi, chỗ Gốc Mít. Nhưng lạ kì thay, những phần đời sau này tôi không thể đọc được tên nó lên. Tôi đi học dựa vào đứa bạn ngồi bên cho chép bài. Lớn lên đi làm dựa vào ông chủ nhà vợ. Tiền tiêu xài, tôi dựa vào vợ.

Tôi là ai? Tôi không biết.

Thằng Người – Tôi chán chường ngồi xuống cạnh tôi. Nó đắn đo không biết có nên đi theo tôi nữa không. Đoạn nó trườn vào thùng rác và mất hút ở trong ấy.

(Phong Điệp, Kẻ dự phần (tập truyện ngắn), NXB Văn học, Hà Nội, 2008)

a) Truyện có yếu tố kì ảo không? Vì sao?

b) Nhân vật Thằng Người – Tôi hiện lên qua những “tấm gương” nào? Có gì đặc biệt ở nhân vật này?

c) Đoạn văn in nghiêng giúp em hiểu gì về sự xuất hiện của nhân vật Thằng Người – Tôi trong truyện?

d) Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho tác phẩm này là Thùng rác.

Xem đáp án » 31/08/2024 826

Câu 2:

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

(Trích)

(NGUYỄN MINH CHÂU)

Câu 1 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Người kể chuyện trong Chiếc thuyền ngoài xa có gì khác so với người kể chuyện trong Chuyện chức phán sự đền Tản ViênMuối của rừng? Vì sao Nguyễn Minh Châu lại lựa chọn người kể chuyện đó trong tác phẩm của mình?

Xem đáp án » 31/08/2024 761

Câu 3:

Câu 3 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Em hãy lập dàn ý và viết báo cáo cho kết quả của bài tập dự án sau đây:

Tác động của phương tiện nghe – nhìn đối với văn hóa đọc trong giới trẻ hiện nay.

Xem đáp án » 31/08/2024 744

Câu 4:

Bài 2. HÀI KỊCH

I. Bài tập đọc hiểu

QUAN THANH TRA

(Trích)

(GÔ-GÔN)

Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Nối thông tin ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B để tìm hiểu về thể loại hài kịch.

A

 

B

(1) Hài kịch

 

a) là toàn bộ hoạt động của nhân vật (lời thoại, cử chỉ, điệu bộ, hành vi,...) tập trung bộc lộ thói tật, tính cách đáng cười của nhân vật hài kịch.

(2) Tình huống trong hài kịch

 

b) gồm lời thoại (đối thoại, độc thoại, bàng thoại) và chỉ dẫn sân khấu; gần với đời sống; bao gồm nhiều biện pháp như chơi chữ, nói lái, nói quá, nói lắp, nhại, tương phản,...; đối thoại thường được tổ chức theo cấu trúc tấn công - phản đòn, thăm dò – lảng tránh, cầu xin – từ chối, vu vạ – biện minh,...

(3) Xung đột trong hài kịch

 

c) một thể loại kịch, sử dụng tiếng cười để chế giễu, phê phán, châm biếm, đả kích thói hư tật xấu, cái nhố nhăng, lố bịch, kệch cỡm, lỗi thời, trong đời sống.

(4) Nhân vật trong hài kịch

 

d) thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm, phẩm chất, năng lực và vị trí xã hội,... hoặc có thói quen, tính cách, ứng xử,... trái với lẽ thường; vì vậy thường trở nên lố bịch, hài hước, đáng cười.

(5) Hành động trong hài kịch

 

e) tình thế, hoàn cảnh đặc biệt được phát hiện trong cuộc sống đời thường khiến cho mâu thuẫn, xung đột và thói hư tật xấu, tính cách đáng cười của nhân vật chuyển từ trạng thái tĩnh, tiềm ẩn sang trạng thái được bộc lộ.

(6) Ngôn ngữ trong hài kịch

 

g) gồm tạo tình huống hài hước, trớ trêu, giàu kịch tính, phóng đại (cường điệu, nói quá), cách diễn đạt phi lô gích, không hợp tình thế, điệu bộ gây cười, giễu nhại, vật hoá, tương phản, bỏ lửng lời thoại, “ông nói gà, bà nói vịt”,...

(7) Thủ pháp trào phúng trong hài kịch

 

h) “một thể loại kịch dựa vào xung đột bi đát của các nhân vật anh hùng, có kết thúc bi thảm và tác phẩm đầy chất thống thiết” (Lại Nguyên Ân)

 

 

i) thường là mâu thuẫn giữa cái xấu (cái thấp hèn) với cái tốt (cái đẹp, cái cao cả), cũng có khi là mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu.

Xem đáp án » 31/08/2024 654

Câu 5:

Câu 8 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Theo em, tiếng cười trong đoạn trích Loạn đến nơi rồi! còn có ý nghĩa trong cuộc sống hiện nay không? Vì sao?

Xem đáp án » 31/08/2024 637

Câu 6:

Câu 6 trang 9 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Nhiếp Chính

Lộ vương ở Hoài Khánh (tỉnh Hà Nam) có đức tối, cứ dạo chơi ra dân gian thấy con gái đẹp là bắt về. Có vợ Vương sinh bị Lộ vương nhìn thấy, sai người đi xe ngựa vào tới tận nhà bắt đi. Cô gái khóc lóc kêu gào, bị bắt lên kiệu khiêng ra. Vương bỏ chạy, núp sau mộ Nhiếp Chính chờ vợ đi qua để vĩnh biệt. Không bao lâu vợ tới, nhìn thấy chồng khóc lớn gieo mình xuống đất. Vương trong lòng đau đớn bất giác khóc thất thanh, bọn gia nhân của Lộ vương biết là Vương sinh bèn túm lấy đánh đập túi bụi. Chợt trong mộ có người đàn ông bước ra, tay cầm đao sắc, khí thế rất oai mãnh, lớn tiếng quát: “Ta là Nhiếp Chính đây, sao các ngươi dám bắt ép con gái nhà lương dân. Nghĩ bọn ngươi chỉ là kẻ thừa lệnh nên tạm tha cho lần này, về nhắn với ông chủ vô đạo của các ngươi rằng nếu không sửa nết xấu thì có ngày ta sẽ lấy đầu đấy.”. Đám gia nhân nhà Lộ vương hoảng sợ bỏ xe kiệu chạy, người đàn ông lại bước thẳng vào mộ biến mất. Vợ chồng Vương sinh tới lạy trước mộ rồi về, vẫn còn sợ là Lộ vương lại tới nhưng hơn mười ngày cũng không thấy gì mới yên lòng. Từ đó, Lộ vương cũng bớt dâm đãng, hống hách.

(Bồ Tùng Linh, Liêu trai chí dị, Cao Tự Thanh dịch,

NXB Văn hoá Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh)

a) Vợ chồng Vương sinh khiến em nhớ đến nhân vật nào trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên? Vì sao?

b) Tìm và chỉ ra ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong truyện.

Xem đáp án » 31/08/2024 604

Bình luận


Bình luận