Câu hỏi:
05/09/2024 456Dự án 2. Quản lí bán trà sữa
Một cửa hàng trà sữa bán hai loại đồ uống là trà sữa và trà hoa quả. Mỗi loại có 2 cỡ: M và L. Cửa hàng bán đồng giá theo từng loại đồ uống và cỡ: trà sữa cỡ M giá 25.000 VND, trà sữa cỡ L giá 30.000 VND, trà hoa quả cỡ M giá 20.000 VND, trà hoa quả cỡ L giá 28.000 VND. Hàng ngày, các bạn nhân viên ghi chép lại số lượng đồ uống đã bán trong ngày, có thể thống kê được số lượng các món đã bán theo cỡ và loại đồ uống, bảng tổng hợp tổng doanh thu hàng tháng và kết quả bán hàng theo từng doanh thu của ngày. Bảng tổng hợp doanh thu cả năm cho phép cửa hàng có thể so sánh được theo từng tháng, theo từng ngày và cả năm.
Hãy thực hiện lần lượt các yêu cầu sau để tạo một số tính quản lý và có thể thống kê tổng hợp các loại đồ uống như sau:
1.Trang tính thứ nhất lưu chi tiết các thông tin về các đơn hàng với định dạng minh họa như Hình 4.
Trong đó:
Cột Mã đơn gồm 1 ký tự S, C, T (tương ứng với ký hiệu lần lượt cho buổi sáng, buổi chiều, buổi tối) và số thứ tự của đơn hàng trong ngày (Ví dụ: S1 là đơn hàng đầu tiên trong ngày và bán vào buổi sáng, C23 là đơn hàng thứ 23 trong ngày và bán vào buổi chiều).
Cột Đồ uống được chọn từ danh sách gồm hai loại: Trà sữa và Trà hoa quả.
Cột Cỡ được chọn từ danh sách gồm hai loại: M và L.
Cột Số lượng là một số nguyên dương được nhập từ bàn phím.
Cột Đơn giá được tính bằng hàm IF theo giá tương ứng với Đồ uống và Cỡ.
Tính giá trị cột Thành tiền theo quy tắc:
Thành tiền = Đơn giá * Số lượng
2.Tạo trang tính thứ hai để nhập các dữ liệu như hình 4. Nhập dữ liệu theo yêu cầu từ giáo viên chủ nhiệm.
Tạo trang tính thứ hai để thông kê Số lượng của từng loại theo hình 5. Số liệu được tổng hợp từ Số lượng của trang thứ nhất.
3.Tạo trang tính thứ ba để thống kê thành tiền theo từng đơn hàng như hình 6. Số liệu điền vào cột Thành tiền được tính theo công thức sử dụng hàm thống kê có điều kiện từ dữ liệu ở trang tính thứ nhất.
4.Tạo biểu đồ thể hiện tỷ lệ số lượng các loại đồ uống và cỡ từ dữ liệu tại trang tính thứ hai.
5.Tạo thêm khối ô ở vị trí thích hợp trong trang tính thứ ba để thống kê thành tiền lớn nhất, nhỏ nhất và trung bình của các đơn hàng.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
1.Tạo trang tính thứ nhất:
Ngày: Ghi lại ngày bán hàng.
Loại đồ uống: Ghi lại loại đồ uống (trà sữa, trà hoa quả).
Cỡ: Ghi lại cỡ đồ uống (M, L).
Số lượng: Ghi lại số lượng bán ra.
Đơn giá: Ghi lại đơn giá tương ứng với từng loại đồ uống và cỡ (dùng hàm IF để tự động điền đơn giá).
Thành tiền: Tính tổng số tiền bán được bằng cách nhân đơn giá với số lượng.
2.Tạo trang tổng hợp theo tháng:
Sử dụng hàm SUMIF hoặc SUMIFS để tính tổng số lượng bán ra và tổng doanh thu cho từng loại đồ uống, cỡ, và tổng cộng doanh thu cả tháng.
3.Tạo trang tổng hợp theo năm:
Tổng hợp doanh thu của các tháng trong năm để có cái nhìn tổng quát về doanh thu của cả năm.
4.Tạo biểu đồ:
Biểu diễn doanh thu theo từng loại đồ uống, cỡ, và theo tháng để có thể so sánh và đánh giá tình hình kinh doanh.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dự án 3. Quản lí học sinh
Vào đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm muốn lập bảng thông kê một số thông tin về học sinh của lớp. Các thông tin cần thông kê như Hình 7.
Hình 7. Mẫu bảng thống kê cho học sinh đầu năm học
Hãy thực hiện lần lượt các yêu cầu sau để tạo một số tính giúp giáo viên chủ nhiệm:
1.Tạo trang tính thứ nhất có một bảng như trong Hình 7. Nhập dữ liệu theo thực tế của lớp em. Trong đó, cột Phương tiện đến trường được chọn từ danh sách gồm bốn loại: Xe đạp, Xe máy, Bố mẹ đưa, Đi bộ.
2.Tạo trang tính thứ hai để thực hiện thống kê theo từng loại Phương tiện đến trường. Tạo biểu đồ để hiển thị tỷ lệ học sinh dùng các phương tiện.
3.Tạo trang tính thứ ba để thực hiện thống kê khoảng cách từ nhà học sinh đến trường theo các mức: dưới 1 km, từ 1 km đến dưới 3 km, từ 3 km đến dưới 5 km, từ 5 km đến dưới 7 km, từ 7 km trở lên. Tạo biểu đồ thể hiện số lượng học sinh theo các mức khoảng cách khác nhau.
4.Tạo trang tính thứ tư để thực hiện thống kê số học sinh là con thứ nhất, thứ hai, thứ ba hoặc thứ tư trở lên. Tạo biểu đồ thể hiện tỷ lệ học sinh là con thứ mấy.
5.Tạo trang tính thứ năm, điền một cột Tháng sinh ngay bên phải cột Ngày sinh. Giữ nguyên cột Ngày sinh. Tạo thêm một cột Tháng sinh từ cột Ngày sinh. Tiếp đó, tạo trang tính thứ sáu để thực hiện thống kê số lượng học sinh theo từng tháng sinh trong năm. Tạo biểu đồ để hiển thị số học sinh theo từng tháng sinh trong năm.
Câu 2:
(Thực hành):
Một cửa hàng sách cần sử dụng bảng tính để quản lý số giờ làm và tính trả lương cho nhân viên làm bán thời gian. Hãy tạo sổ tính theo các yêu cầu sau để giúp cửa hàng thống kê số giờ làm và tính lương hàng tháng cho nhân viên:
1.Trang tính thứ nhất có một bảng tính liệt kê số giờ làm theo ngày của các nhân viên như Hình 1.
Trong đó:
Cột Ngày: Ghi theo ngày trong tháng.
Cột Mã NV (Mã nhân viên), Họ và tên, Nhiệm vụ lưu thông tin của nhân viên.
Cột Số giờ làm: Là tổng số giờ làm việc theo từng ngày của tháng. Số giờ này được tính theo tổng giờ của mỗi ngày để lưu lại.
2.Trang tính thứ hai có một bảng tính lương theo tháng, tổng hợp số giờ làm trong tháng của nhân viên như Hình 2.
Trong đó:
Các cột Mã NV, Họ và tên, Nhiệm vụ là các thông tin của nhân viên;
Cột Số giờ làm được tính tổng hợp từ bảng thống kê số giờ làm theo ngày trong Hình 1;
Cột Đơn giá cho mỗi giờ được xác định dựa trên nhiệm vụ của mỗi nhân viên. Nếu nhân viên là tổ trưởng thì đơn giá là 35.000 VND, nếu nhân viên là thủ quỹ, thu ngân thì đơn giá là 30.000 VND, và nếu nhân viên là hỗ trợ thì đơn giá là 25.000 VND;
Tính giá trị cột Tiền lương theo quy tắc:
Tiền lương = Đơn giá * Số giờ làm
Điền giá trị cột Phụ cấp theo quy tắc: Nếu nhân viên là tổ trưởng thì được phụ cấp 300.000 VND; Các nhân viên khác được phụ cấp 150.000 VND;
Tính giá trị cột Tổng lương theo quy tắc:
Tổng lương = Tiền lương + Phụ cấp.
3.Tạo biểu đồ so sánh số giờ làm của các nhân viên trong tháng.
Câu 3:
Dự án 1. Quản lí chi tiêu gia đình
Mẹ em muốn lập một số tính để theo dõi các khoản chi của gia đình theo từng tháng và tổng hợp theo năm. Em hãy giúp mẹ bằng cách tạo một số tính theo các yêu cầu sau:
1.Tạo trang tính thứ nhất với bảng dữ liệu có ô tính chứa tổng chi dự kiến trong một tháng, bảng liệt kê các hạng mục cần chi và tỉ lệ phần trăm trong tổng chi mỗi tháng. Mục đích của bảng là chi tiết mức chi cho mỗi hạng mục.
Hình 1 là một ví dụ minh họa cho trang tính thứ nhất:
Trong đó:
Cột Mã hạng mục được nhập bằng chọn mã trong danh sách {A, B, C, D, E, F}, dữ liệu tại cột Hạng mục được điền tự động bằng hàm IF sau khi nhập cột Mã hạng mục;
Ô B2 lưu số tiền đã chi được tính bằng công thức ở cột Số tiền;
Ô E2 lưu Số tiền còn lại = Tổng số tiền chi - Định mức chi.
3.Tạo một trang tính tổng hợp chi theo thực tế và bảng cân đối theo hạng mục và bảng cân đối theo định mức các hạng mục chi của các tháng trong một năm. Hình 3 là minh họa dữ liệu "Tổng hợp chi theo thực tế và bảng cân đối theo định mức hàng tháng" trong vòng 12 tháng.
Trong đó: – Số liệu điền vào khối ô C3:N8 được tính bằng hàm thống kê có điều kiện từ các trang tính có bảng kê chi tiết các khoản chi từng tháng; – Số liệu điền vào khối ô C13:N18 được tính bằng hiệu giữa định mức chi và số tiền chi thực tế của từng hạng mục trong tháng đó; Sử dụng dữ liệu đã nhập vào hai trang tính theo yêu cầu 2) để điền dữ liệu cho cột tương ứng với hai tháng trong Hình 3.
4.Tạo biểu đồ so sánh tổng số tiền chi theo từng hạng mục của một tháng.
Câu 4:
(Thực hành) Thống kê thu chi của một hoạt động
Giả sử lớp em chuẩn bị tổ chức một chuyến đi học tập trải nghiệm với chủ đề "Về nguồn" trong hai ngày. Nhóm em được giao nhiệm vụ lên kế hoạch chi tiêu cho hoạt động này. Sau đó, nhóm em tiếp tục tổng kết số liệu, ghi lại các khoản đã chi, lập báo cáo và biểu đồ tổng kết chi tiêu cho chuyến đi học tập này.
Hãy thực hiện lần lượt các yêu cầu sau để tạo một số tính ghi chép các nội dung thu/chi cho tổ chức hoạt động trải nghiệm:
1.Trang tính thứ nhất được đặt tên "Các khoản thu" lưu các khoản cần thu của học sinh.
2.Trang tính thứ hai được đặt tên "Dự trù chi" liệt kê dự kiến các khoản chi cho chuyến đi như thuê xe, thuê phòng, tiền ăn, vé tham quan, các khoản khác. Tính tổng cộng số tiền chi tiêu dự kiến.
3.Trang tính thứ ba được đặt tên "Chi thực tế" liệt kê các khoản chi cụ thể trong toàn bộ chuyến đi. Với mỗi khoản chi, các thông tin cần lưu gồm nội dung chi, số tiền, hạng mục chi (như thuê xe, thuê phòng, tiền ăn, vé tham quan, các khoản khác) và có thêm một cột tên người chịu trách nhiệm.
4.Trang tính thứ tư được đặt tên là "Tổng hợp" thống kê các hạng mục chi theo ba cột: dự trù, chi thực tế và chênh lệch. Từ đó, đưa ra đánh giá, so sánh giữa dự trù chi và thực tế chiBộ 3 đề thi cuối học kì 1 Tin 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 Tin học 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Bộ 3 đề thi cuối học kì 1 Tin 9 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 1)
Bộ 3 đề thi cuối học kì 1 Tin 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 1 Tin học 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 3)
Bộ 3 đề thi cuối học kì 1 Tin 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Bộ 3 đề thi cuối học kì 1 Tin 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 3)
Bộ 3 đề thi cuối học kì 1 Tin 9 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!