Câu hỏi:
06/09/2024 12,992Tìm hiểu cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống
- Chia sẻ về căng thẳng của em trong học tập, trước áp lực của cuộc sống và cách em đã làm để ứng phó với căng thẳng đó.
- Trao đổi về cách ứng phó với các tình huống căng thẳng trong học tập, trước áp lực của cuộc sống.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Căng thẳng của em trong học tập, trước áp lực của cuộc sống và cách em ứng phó với căng thẳng đó:
Em thường bị căng thẳng trước mỗi kì thi. Vì vậy, bài thi của em thường không đạt được kết quả tốt nhất.
=> Cách giải quyết: Trước mỗi kì thi, em thường ôn kĩ bài, làm các bài tập nhuần nhuyễn, em nói chuyện, chia sẻ với mẹ em về sự căng thẳng trước mỗi kì thi để nghe sự động viên, an ủi của mẹ, trước mỗi buổi thi em cũng sẽ để tâm lí mình thoải mái nhất, có thể ngủ một giấc thật ngon.
- Cách ứng phó các tình huống căng thẳng trong học tập, trước áp lực của cuộc sống gồm:
+ Thay đổi nhận thức: Suy nghĩ tích cực, xác định vấn đề gây căng thẳng, nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, khả năng giải quyết vấn đề của bản thân.
+ Tạo cảm xúc tích cực: Nhận biết, bộc lộ cảm xúc căng thẳng (chia sẻ với người khác, sử dụng “thời gian tạm lắng”), thay đổi không gian hoạt động để hạn chế suy nghĩ tiêu cực.
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ: Tìm kiếm đối tượng hỗ trợ giải quyết vấn đề, xin lời khuyên…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thực hành ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống
- Đóng vai thể hiện cách ứng phó với căng thẳng trong học tập, trước áp lực của cuộc sống ở các tình huống sau:
+ TH1. Đã 2 giờ sáng nhưng M vẫn chưa ngủ được. Cứ nghĩ đến giờ trả bài kiểm tra giữa kì vào sáng mai là M lại cảm thấy lo lắng.
+ TH2. Trong một lần tranh luận trên mạng xã hội, H và một nhóm bạn cùng trường đã nảy sinh mâu thuẫn. Một số bạn gửi cho H lời thách thức sẽ “phân thắng bại” sau giờ học. H rất lo sợ và không muốn đi học.
+ TH3. Gần đây, lịch học khá nhiều khiến B cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Tuy nhiên, bố mẹ lại muốn B đăng kí học thêm ngoại ngữ vào cuối tuần.
+ TH4. K dự định sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở sẽ cố gắng vào một trường trung học phổ thông mong muốn. Nhưng kết quả học tập gần đây của K vẫn chưa tiến bộ. Bạn thân của K lại rủ K cùng vào học trường nghề cho vừa sức. K thấy bối rối và lo lắng nên thường xuyên mất ngủ.
Câu 2:
Nhận diện những căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống
- Trao đổi về những dấu hiệu thể hiện sự căng thẳng
- Trao đổi về những nguyên nhân gây căng thẳng trong học tập, cuộc sống.
Gợi ý:
+ Trong học tập: phương pháp học tập không hiệu quả, kết quả học tập không như mình kì vọng…
+ Trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô: mâu thuẫn với các bạn, bị các bạn, thầy cô hiểu lầm,…
+ Trong định hướng phát triển bản thân: không xác định được mục tiêu phấn đấu, rèn luyện; mất phương hướng trong con đường học tập tiếp theo….
Câu 3:
Rèn luyện khả năng ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống.
Thường xuyên rèn luyện khả năng ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống theo các gợi ý sau và chia sẻ kết quả.
Gợi ý:
+ Suy nghĩ tích cực, tập trung vào điểm tích cực của vấn đề và hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.
+ Lên kế hoạch và sắp xếp lịch trình hằng ngày để hạn chế phải đối mặt với tình trạng quá tải.
+ Dành thời gian để luyện tập, vận động, nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí lành mạnh.
+ Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với người thân, bạn bè.
về câu hỏi!