Câu hỏi:
24/09/2024 965Trình bày cảm nhận và suy ngẫm của anh/ chị về câu chuyện sau:
Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu gửi về, em viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh, bỏ xa nước mình...”. Cuối năm em viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm...”. Mùa đông sau em viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá ồn ào, bụi bặm, nhớ chợ bến xôn xao, lầy lội... Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á để hỏi có phải người Việt mình không”.
(Sưu tầm từ Internet)
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Câu chuyện gợi cho người đọc suy nghĩ về vấn đề nhận thức về giá trị, ý nghĩa của quê hương, đất nước, xứ sở và rộng hơn là những gì thân thuộc, gần gũi, thiêng liêng đối với mỗi người.
b. Thân bài
b1. Giải thích: (1) Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện: Câu chuyện là một trải nghiệm thấm thía của một người con xa xứ về quê hương, Tổ quốc. Từ chỗ háo hức với sự giàu có, văn minh của nước bạn và có phần coi nhẹ giá trị của quê hương mình (lá thư đầu tiên gửi về) đến chỗ cân bằng hơn, đúng đắn hơn trong nhận xét đánh giá, vẫn khẳng định vẻ đẹp của quê hương bạn nhưng không còn so sánh để tự ti về đất nước dân tộc mình (bức thư thứ hai) và cuối cùng là nỗi nhớ trào dâng, cảm nhận thấm thía về giá trị, vẻ đẹp của quê hương, đất nước (bức thư thứ ba). (2) Vấn đề bàn luận: nhận thức của mỗi một con người về quê hương, đất nước, xứ sở và rộng hơn là những gì thân thuộc, gần gũi, thiêng liêng.
b2. Nêu suy nghĩ, quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận và sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh bảo vệ suy nghĩ, quan điểm đã nêu
(1) Tầng nghĩa có thể đọc ra từ những trải nghiệm cụ thể trên có thể là con người ta khó có thể quên cái gốc của mình. Hướng về cội nguồn, hướng về các giá trị cổ truyền là một cách phát huy tinh thần dân tộc, trau dồi lòng yêu nước, yêu giống nòi,... (2) Không chỉ là tình cảm dành cho quê hương, xứ sở, Tổ quốc, câu chuyện trên còn là một bài học sâu sắc về cách ứng xử với những giá trị ổn định, truyền thống, thân thuộc và thiêng liêng với mỗi một con người. Thông thường tâm lí của con người khi tiếp nhận cái mới là sự háo hức, choáng ngợp bởi vậy dễ dẫn đến lãng quên, phản bội cái cũ. (3) Câu chuyện đã cho thấy, những cái mới, cái hiện đại, sự giàu có rất quan trọng nhưng nó không thể thay thế được những giá trị truyền thống, thiêng liêng của mỗi một con người. Bởi vậy phải biết trân trọng, gìn giữ yêu thương những giá trị tốt đẹp đó. Nỗ lực phấn đấu được đi xa để cho những cuộc về gần, mở rộng tầm nhìn để mở sâu tình cảm, biết xứ người cũng là để hiểu hơn xứ sở quê hương. (4) Chứng minh, làm rõ quan điểm cá nhân bằng các minh chứng phù hợp.
b3. Bình luận, liên hệ
(1) Câu chuyện cũng là bài học về việc tích luỹ vốn sống và sự trải nghiệm. Càng có nhiều trải nghiệm con người sẽ càng sống sâu sắc hơn. Bởi vậy đôi lúc giữa cái ồn, ào, vội vã của cuộc sống hiện đại con người cần biết sống chậm lại để cảm nhận được giá trị của những thứ xung quanh mình. (2) Từ nhận thức của người con xa xứ, câu chuyện cũng ngầm cho thấy con người, nhất là trong thời hiện đại, thường ngộ nhận và mải mê về sự hào nhoáng, đẹp đẽ, hạnh phúc ở rất xa xôi mà quên đi những giá trị bền vững, vĩnh cửu ở trong những cái thân thuộc ngay bên cạnh mình. (3) Cần chuẩn bị cho mình một hành trang đầy đủ cả về trí tuệ, tâm hồn, văn hoá để vừa tiếp thu, hoà nhập với cuộc sống ở xứ người, vừa kết nối với văn hoá, quê hương mình.
c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhân vật Sài và Thêm trong câu chuyện ở vào hoàn cảnh như thế nào?
Câu 2:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của anh/ chị về tình cảm quê hương được thể hiện trong bài thơ sau.
Phiên âm:
Thiếu tiểu li gia, đại lão hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhị đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?
(Hạ Tri Chương, Hồi hương ngẫu thư)
Dịch thơ:
Khi đi trẻ, lúc về già,
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào,
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Phạm Sĩ Vĩ dịch,
theo Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2020, tr.126)
Câu 3:
Tác giả sử dụng việc tái tạo ngôn ngữ nói của nhân vật Thêm hoà vào lời kể của người kể chuyện trong những câu văn nào?
Câu 4:
Câu 6:
Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước qua văn bản trên.
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!