Câu hỏi:

24/09/2024 3,140

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

         Đọc văn bản sau:

THỜI XA VẮNG

(Trích)

(Lê Lựu)

    Tóm tắt tiểu thuyết Thời xa vắng: Giang Minh Sài sinh ra trong gia đình nho giáo, học giỏi, là niềm hi vọng của cả gia đình và dòng họ. Theo tư tưởng cũ, 12 tuổi Sài bị ép kết hôn với Tuyết – một cô gái hơn anh 3 tuổi. Sau đó Sài gặp và yêu Hương. Tuổi trưởng thành, Sài đăng kí nhập ngũ đi B. Vào chiến trường, Sài là một cá nhân điển hình của đơn vị. Sau 11 năm ở chiến trường trở về, Sài li dị Tuyết, cưới Châu nhưng cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Cuối cùng, Sài về quê sống, tham gia phát triển quê hương mình.

    Đoạn trích kể về những ngày đầu Sài vào chiến trường:

    Vượt qua sông Bạc được một đêm Sài phải nằm lại. Đã ba ngày lên cơn sốt li bì bỏ cơm, đến chiều anh vẫn cuốn võng chống gậy ra đi. Đêm nay anh không còn biết gì nữa. Mắt đã dại đi, da tím bầm và quai hàm cứng ngắc không thể nuốt nổi chén sâm cô y tá vừa pha. Đợi tiêm một loạt ba mũi thuốc xong hai chiến sĩ của đơn vị phải ở lại cùng cô y tá, người còn lại cuối cùng ở bãi khách, khiêng Sài đến trạm quân y binh trạm cách đẩy một ngày đường. Như tất cả những người chiến sĩ ra mặt trận lúc bấy giờ mục đích thiêng liêng và cao cả của họ là được giết giặc lập công nhưng hai người đã phải ở lại trạm quân y suốt sáu tháng trời. Khiêng Sài đến nơi, họ phải nuôi quân thay cho một cô nuôi quân bị thương trên đường đi lấy nước và một cô đang lên cơn sốt. Mới đầu do yêu cầu của trạm và không nỡ bỏ bạn đang từng giờ không biết sống chết ra sao, về sau trạm phải di chuyển liên miên và thương binh càng nhiều hai chiến sĩ nhận quyết định thành quân số chính thức của binh trạm 37.

    Những ngày sốt liên miên, những cơn co giật của trận sốt ác tính tưởng không thể nào qua được, sáu tháng Sài mới ra khỏi bệnh viện. Anh được điều làm trung đội trưởng thuộc đại đội công binh giữ ngầm Ông Thao ở phía Nam Xê Băng Hiêng[1].[...] Về đến đơn vị anh ra mặt đường ngay. Đại đội trưởng quyết định anh ở nhà nghỉ thêm một tuần. [...] Được nghỉ thêm ít ngày Sài có khoẻ ra nhưng anh thèm rau quả và rất muốn đi kiếm, bất kể là rau gì. Còn là lính mới anh không thể vượt qua những núi đá và rừng cây đã bị chết độc hoá học làm cháy khô. Chiều ý anh, ngày hôm sau đại đội trưởng cho liên lạc dẫn Sài đi kiếm rau, kiếm măng, nấm và quả chua. Đi và về phải hai ngày nhưng cứ mang ruốc, lương khô đủ tiêu chuẩn cho bốn ngày. Hai anh em khoác súng, ba lô đi từ sáng sớm, khoảng quá chiều đã đến khu rừng thưa, cao ráo, phần nhiều là lim, săng lẻ và cây bông tàu tròn thẳng tuồn tuột, vỏ trắng nhợt nhưng lại rắn đinh. Cậu liên lạc tên là Thêm Cậu ta đi thoăn thoắt, nói thoăn thoắt, dường như khu rừng này là vườn nhà của cậu ta. Chỗ nào có rau, con suối ở dưới chân chảy đi đâu, chỗ nào có nấm mới? Anh có thích uống mật ong không? Thôi để đến mai, lúc nào uống hết nước có bị đông đựng mật ong ta mới “dứt điểm”. Cứ tưởng cậu ta đã ở vùng này nhiều, sau mới biết là Thêm cũng chỉ đến đây lần đầu. Vừa tinh nhanh, vừa liều lĩnh, đi đến bất cứ chỗ nào Thêm cũng không bỏ qua một chi tiết nhỏ. Chỉ cần vài tiếng buổi chiều hai người đã lấy được một ba lô măng nứa và một bọc phải đến hai cẫn mộc nhĩ. Chuyến đi có thể gọi là vô cùng thắng lợi nếu không có trận mưa đêm mà họ không ngờ tới,.                

Lược một đoạn: Sau cơn mưa, Sài và Thêm gặp một tốp phản lực ném bom. Thêm bị thương, máu ra nhiều, Sài cõng Thêm tìm về đơn vị.

    Không hiểu mới nửa đêm hay đã gần sáng. Không hiểu mình đang nằm ở bãi biển hay trong gian buồng xây kín quanh năm ngày cũng như đêm! Chỉ thấy hơi lành lạnh ở lưng. Muốn giơ tay lên nhưng không tài nào nhấc nổi. Phải ủ ở như muốn giãy giụa, muốn vùng đạp mới mở được mắt ra. Sài sờ lên lưng. Không có Thêm. Quờ ra xung quanh cũng không thấy. Mồ hôi anh toả ra, hai chân muốn

khuỵu xuống. Anh bẩm đèn loang loáng ra tứ phía. Chỗ nào cũng thấy um tùm đen tối, cũng như là nơi rình rập của kẻ địch. Định cất tiếng gọi, lưỡi ríu lại cổ họng nghẹn khô, Sài không sao cất nổi một lời, dù là nhỏ nhoi. Sau phút choáng váng, anh lội xuống suối bẩm đèn tìm bạn. Lội giật lùi được đến đầu gối nước anh nhận ra Thêm đang giang hai tay nằm sấp ở bờ suối. Sài mừng rỡ xô đến gọi bạn. Vừa chạm đến người Thêm, anh đã run bắn lên. Nhìn bạn gục xuống mặt nước anh hiểu vì sao nên nông nỗi này. Anh muốn kêu lên. Không kêu nổi. Anh muốn khóc, khóc không ra nước mắt. Nỗi căm giận chính mình trào lên trong anh. Bất chấp cả sợ hãi anh xốc bạn lên cổ cõng Thêm lội theo bờ suối. Lúc bấy giờ anh chưa hề có cảm giác hoặc không còn cảm giác là bạn đã chết, chỉ thấy có bạn trên lưng, anh thấy vững tâm hơn. Và cũng không hiểu, mãi sau này cũng không ai giải thích được tại sao anh lại cõng nỗi người bạn đã hi sinh trên người luồn rừng, lội suối suốt mười lăm tiếng đồng hồ. Đến con đường giao liên, anh ngã vật ra. Hai người nằm nghiêng úp mặt vào nhau như hai người bạn tri kỉ đang trò chuyện, tay anh ôm ngang lưng bạn, và bạn gác cái chân bị thương qua người anh. Đến gần mới biết cả hai người lính trẻ ấy đều như đang ngủ rất ngon lành.

(Lê Lựu, Thời xa vắng, NXB Văn học, Hà Nội, 2021, tr.114-118)



[1] Xê Băng Hiêng: tên dòng sông bắt nguồn từ phía tây dãy núi Trường Sơn, ở địa phận xã Hướng Lập, huyện Hướng Hoá của tỉnh Quảng Trị, chảy về phía tây biên giới Lào – Việt.

 

Nhân vật Sài và Thêm trong câu chuyện ở vào hoàn cảnh như thế nào?

Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).

Tổng ôn toán Tổng ôn sử Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Nhân vật Sài và Thêm trong câu chuyện được miêu tả trong hoàn cảnh hai người đi vào rừng tìm rau, gặp trời mưa lớn, sau đó Thêm bị trúng bom, Sài cõng Thêm tìm về đơn vị, trên đường về Thêm đã hi sinh.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Tác giả sử dụng việc tái tạo ngôn ngữ nói của nhân vật Thêm hoà vào lời kể của người kể chuyện trong những câu văn nào?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng việc tái tạo ngôn ngữ nói của nhân vật Thêm hoà vào lời kể của người kể chuyện trong những câu văn: Chỗ nào có rau, con suối ở dưới chân chảy đi đâu, chỗ nào có nấm mới? Anh có thích uống mật ong không? Thôi để đến mai, lúc nào uống hết nước có bi đông đựng mật ong ta mới “dứt điểm”.

Câu 3:

Hãy nêu và làm rõ nhận xét của anh/ chị về nhân vật Sài trong văn bản.      

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Học sinh nêu và làm rõ được nhận xét của nhân vật Sài được thể hiện trong văn bản: (1) Dũng cảm: cố gắng vượt cơn sốt ác tính để bám đơn vị (Đã ba ngày lên cơn sốt li bì bỏ cơm, đến chiều anh vẫn cuốn võng chống gậy ra đi); sau khi ra viện, được điều làm trung đội trưởng thuộc đại đội công binh giữ ngầm Ông Thao; về đến đơn vị anh ra mặt đường ngay. (2) Yêu thương gắn bó sâu sắc với đồng đội: Tâm trạng hoảng hốt, choáng váng khi phát hiện không thấy Thêm (Sài sờ lên lưng. Không có Thêm. Quờ ra xung quanh cũng không thấy. Mộ hôi anh toả ra, hai chân muốn khuỵu xuống; Định cất tiếng gọi, lưỡi ríu lại cổ họng nghẹn khô); cảm giác mừng rỡ rồi bàng hoàng, sợ hãi khi phát hiện ra bạn nằm sấp ở bờ suối (anh run bắn lên; Anh muốn kêu lên. Không kêu nổi... không ra nước mắt); nỗi căm giận bản thân, tình đồng đội sâu sắc đã tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất không ngờ cho nhân vật Sài (Nỗi căm giận trào lên...; Bất chấp cả sợ hãi, anh xốc bạn lên cổ cõng Thêm lội theo bờ suối; luồn rừng, lội suối suốt mười lăm tiếng đồng hồ),...

Câu 4:

Anh/ Chị có ấn tượng sâu đậm với chi tiết nào trong văn bản

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Đoạn trích có nhiều chi tiết có thể đem lại ấn tượng sâu đậm với người đọc. Chẳng hạn: (1) Hai người chiến sĩ đưa Sài về trạm quân y và ở lại trạm sáu tháng để chăm sóc thương binh, mặc dù mục đích thiêng liêng và cao cả của họ là được giết giặc lập công. (2) Thêm đi thoăn thoắt, nói thoăn thoắt đến mọi chỗ trong rừng mặc dù đây là lần đầu anh đi vào rừng này. (3) Sài cõng Thêm luồn rừng, lội suối suốt mười lăm tiếng đồng hồ tìm về đơn vị, dù Thêm đã hi sinh.

Anh/ Chị có thể chọn một trong các chi tiết trên và làm rõ lí do mình có ấn tượng sâu đậm với chi tiết đó (chi tiết thể hiện vẻ đẹp của những người lính, dù không phải là lúc xông pha chiến đấu nơi chiến trường nhưng vẫn hiện lên với phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ: tinh thần trách nhiệm cao, sự hi sinh quên mình vì đồng đội, sự nhanh nhẹn, nhiệt huyết của tuổi trẻ...; chi tiết đem lại những bài học sâu sắc về giá trị sống cho cá nhân trong những hoàn cảnh khốc liệt của cuộc sống,...).

Câu 5:

Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước qua văn bản trên.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Có thể trình bày suy nghĩ của anh chị về sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước qua văn bản trên theo các ý sau: (1) Trong chiến tranh, những người lính phải đối mặt với nhiều hoàn cảnh và tình huống khốc liệt: bệnh tật, thiếu thốn, bom đạn, hi sinh,... Nhưng ngay trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ của cuộc sống, ở họ vẫn sáng lên với những phẩm chất cao đẹp: quan tâm tới bạn bè đồng đội; chủ động, trách nhiệm trong công việc; hi sinh quên mình vì đồng đội,... Sức mạnh tinh thần đã đem đến cho họ một cuộc sống đẹp, đáng nhớ, giàu ý nghĩa. (2) Sức mạnh tinh thần được thể hiện từ cuộc sống của người lính sẽ được nhân lên trong những thời khắc chiến đấu nơi chiến trường để dân tộc ta có thể mạnh mẽ đi qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và có ngày vinh quang hôm nay. Sức mạnh tinh thần đó cũng chính là những phẩm chất truyền thống của con người Việt Nam không chỉ trong chiến tranh mà vẫn luôn được thể hiện trong các tình huống thử thách của cuộc sống.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của anh/ chị về tình cảm quê hương được thể hiện trong bài thơ sau.

    Phiên âm:

                                       Thiếu tiểu li gia, đại lão hồi,

                                       Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

                                       Nhị đồng tương kiến, bất tương thức,

                                       Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?

(Hạ Tri Chương, Hồi hương ngẫu thư)

    Dịch thơ:

 

                                       Khi đi trẻ, lúc về già,

                                       Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.

                                       Trẻ con nhìn lạ không chào,

                                       Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

(Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Phạm Sĩ Vĩ dịch,

    theo Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2020, tr.126)

Xem đáp án » 24/09/2024 3,768

Câu 2:

Trình bày cảm nhận và suy ngẫm của anh/ chị về câu chuyện sau:

    Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu gửi về, em viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh, bỏ xa nước mình...”. Cuối năm em viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm...”. Mùa đông sau em viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá ồn ào, bụi bặm, nhớ chợ bến xôn xao, lầy lội... Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á để hỏi có phải người Việt mình không”.

(Sưu tầm từ Internet)

Xem đáp án » 24/09/2024 806

Câu 3:

Tác giả sử dụng việc tái tạo ngôn ngữ nói của nhân vật Thêm hoà vào lời kể của người kể chuyện trong những câu văn nào?

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 4:

Hãy nêu và làm rõ nhận xét của anh/ chị về nhân vật Sài trong văn bản.      

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 5:

Anh/ Chị có ấn tượng sâu đậm với chi tiết nào trong văn bản

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Câu 6:

Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước qua văn bản trên.

Xem đáp án » 24/09/2024 0

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP 1 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 1 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 2 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 4 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

Vietjack official store