Câu hỏi:
24/09/2024 2,638I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
NÔNG NGHIỆP CHÍNH XÁC
(1) “Nông nghiệp chính xác” là thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu siêu chi tiết (hyper – specific GPS) và kĩ thuật bản đồ số hoá để kiểm soát chính xác công tác gieo hạt, phun thuốc trừ sâu hay tưới nước cho cây trồng và, đôi khi, quản li gia súc. Ví dụ, hình ảnh vệ tinh chính xác của cánh đồng cho phép nông dân có thể điều chỉnh độ sai khác khi rải hoá chất xuống khoảnh ruộng nhỏ đến 2,5 cm – hoặc cho một cây trồng duy nhất. Điều này không chỉ làm giảm tối thiểu chất thải và dư lượng thuốc trừ sâu phát tán ra môi trường sống xung quanh mà còn giúp tối đa hoá lợi nhuận. Việc ứng dụng GPS kể trên còn được cải tiến trở nên chính xác hơn nhờ áp dụng công nghệ động học thời gian thực: bản chất là lắp đặt các bộ thu GPS cố định có kinh độ và vĩ độ riêng nhằm cung cấp thêm thông tin về địa hình khu vực và tăng độ chính xác của vệ tinh. Trong vài trường hợp, hệ thống đó chuẩn xác đến mức những hạt giống được gieo ở chính vị trí mà phân bón đã được rải từ hàng tháng trước.
(2) Vậy tương lai của nền nông nghiệp có công nghệ hỗ trợ sẽ như thế nào? Ở Vương quốc Anh, 13% nông dân hiện nay đang sử dụng máy móc tự điều khiển trong canh tác và chúng ta sẽ sớm chứng kiến sự phát triển của những phương tiện tự động, không người lái làm việc độc lập trên những cánh đồng. Từ đó, tương của những người máy thu hoạch bản thông minh hoặc người máy có thể làm cỏ hay chăm sóc vật nuôi bị ốm sẽ không còn quá xa vời.
Mốc thời gian
Việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tân tiến cho chuỗi thực phẩm sẽ không chỉ bị giới hạn trên đất liền. Ở ngoài khơi, những kĩ thuật tương tự được ứng dụng để nuôi cá trên đại dương mênh mông. Ý tưởng ở đây là xây dựng những chiếc lồng khổng lồ chạy bằng động cơ, hoặc bằng cánh buồm, thả vào đó cả giống được sinh ra từ phòng thí nghiệm, rồi thả chúng trôi nổi trên biển. Thức ăn cho cả có thể đến từ đại dương mênh mông hoặc được rải vào trong lồng bằng các
tàu tiếp tế, vốn biết chính xác địa điểm của những chiếc lồng nhờ công nghệ GPS. Những máy quay được kết nối với các thuật toán cho phép xác định kích cỡ và số lượng cả trong mỗi lồng, rồi tìm ra vị trí của khách hàng cuối. Từ đó, bạn có thể lại chiếc lồng đến điểm cuối, nơi nó được đón bằng tàu dắt và được kéo vào trong cảng. Không cần phải bỏ ra cước phí máy bay, chi phí vận chuyển đường dài hay quả trình làm lạnh tốn kém. “Nuôi trồng thuỷ sản ngoài khơi” sẽ mở đầu cho cuộc cách mạng hoả phương thức nuôi trồng và đánh bắt cá.
(Theo Richard Watson, 50 ý tưởng về tương lai, NXB Thế giới, Hà Nội, 2019, tr.50-52)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Ý chính của phần 1: Khái niệm và hiệu quả của “nông nghiệp chính xác”/ Thế nào là “nông nghiệp chính xác” và “nông nghiệp chính xác” đem lại hiệu quả gì,
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Tương lai của “nông nghiệp chính xác”: sự phát triển của phương tiện tự động, không người lái làm việc độc lập trên những cánh đồng, tương lai của những người máy thu hoạch bán thông minh hoặc người máy có thể làm cỏ hay chăm sóc vật nuôi bị ốm sẽ không còn quá xa vời. Ở ngoài khơi, việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật tương tự được ứng dụng để nuôi cá trên đại dương mênh mông với ý tưởng: Công nghệ GPS được sử dụng để biết chính xác địa điểm giúp tàu tiếp tế cung cấp thức ăn cho lồng cá được nuôi ở ngoài đại đương, máy quay được kết nối với thuật toán cho phép xác định kích cỡ, số lượng cá, vị trí của khách hàng cuối để bạn có thể lái chiếc lồng đến điểm cuối – nơi nó được đón bằng tàu dắt và được kéo vào trong cảng.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: (1) Bổ sung thông tin về các sự kiện đặc biệt (mốc thời gian) trong quá trình phát triển của nền nông nghiệp trên thế giới và ý tưởng bước phát triển tiếp theo. (2) Là thông tin cụ thể giúp khẳng định, củng cố cho ý tưởng về “nông nghiệp chính xác” mà tác giả nêu lên trong văn bản. (3) Giúp người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin bằng hình thức trực quan.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Quan điểm của người viết về vấn đề “nông nghiệp chính xác”: (1) Người viết thể hiện thái độ khách quan, khoa học khi đưa ra các thông tin về vấn đề “nông nghiệp chính xác”. (2) Người viết thể hiện sự khẳng định việc phát triển “nông nghiệp chính xác” là xu hướng tất yếu của toàn cầu trong tương lai gần.
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Ý nghĩa của thông tin trong văn bản: (1) Giúp chúng ta cập nhật hiểu biết về vấn đề “nông nghiệp chính xác” (là gì, mang lại hiệu quả như thế nào và tương lai phát triển ra sao). (2) Gợi cho chúng ta suy nghĩ về những thay đổi cần có trong điều hành quản lí ngành nông nghiệp, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người nông dân và trong việc trang bị những hiểu biết cần có cho thế hệ nông dân tương lai để bắt kịp với xu hướng phát triển tất yếu của “nông nghiệp chính xác”. Hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp của nước ta chưa cao, trình độ phát triển của lao động trong ngành nông nghiệp còn thấp, khoa học công nghệ chưa được áp dụng rộng rãi để tạo thành mũi nhọn cho sự phát triển,... Bởi vậy, thông tin về vấn đề “nông nghiệp chính xác” được nêu trong văn bản đặt ra vấn đề chúng ta cần chủ động thay đổi tư duy và hành động để phát triển lĩnh vực nông nghiệp tương xứng với tiềm năng của đất nước.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích điểm chung gặp gỡ giữa nhân vật người hoạ sĩ và nhân vật Lực trong các đoạn trích dưới đây.
Tại sao ngày ấy tôi đã không đưa “tấm ảnh” đến cho gia đình anh? Tại sao tôi đã không giữ lời hứa? Mà tôi vẫn còn nhớ, tôi đã hứa với anh và cả với tôi nữa, đinh ninh và hùng hồn lắm, mà cũng thực tâm lắm chứ? [...]. Lúc ấy, mắt tôi đã rưng rưng khi nghe anh kể chuyện ở ngoài này, bà mẹ anh đang nhầm tưởng là anh đã hi sinh. Và buổi sáng hôm sau, lúc chia tay nhau, tôi lại còn hứa đi hứa lại, để cho anh trở về thật yên tâm, và tôi lại còn nhớ, tôi đã nắm tay nhiều lần không nỡ rời [...]. Không, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh! Tôi phải nhận ra rằng; chỉ sau một tuần lễ được các bạn bè sành sỏi nhất trong nghề đánh giá bức kí hoạ thật cao, tôi liền là quên cái người mẹ đang ôm ấp mối đau khổ vì ngộ nhận con trai đã hi sinh đang ở ngay trong thành phố, tôi liền đóng gói bức ki hoạ chung với những bức tranh đem đi dự triển lãm Việt Nam ở nước ngoài. Ý vào ngày giờ đi quả cấp bách, tôi cũng không kịp nghĩ đến việc hỏi thăm bà mẹ anh nữa!
(Trích: Bức tranh[1], in trong: Nguyễn Minh Châu,
Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh, tr.909-910)
Không màu mè, không giáo đầu, tôi kể lại vắn tắt nhưng hết sức thật thà, không hề gượng nhẹ một lời nào cho mình tại sao tôi đã giết một con người. Tại sao tôi đã giết Phi, người chiến sĩ liên lạc của tôi, và ít nhất là thêm một đồng chí của mình nữa ở cái góc thành đông nam. Giá lúc bấy giờ, trước đó chỉ mấy phút, người chiến sĩ khôn ngoan hơn, biết mím miệng đừng có góp lời bình luận về trận tập kích thất bại, hoặc bình luận sau lưng mà không nói ra trước mặt tôi như mọi người vẫn làm, hoặc giả định anh là một kẻ lính dốt nát chỉ biết tuân lệnh, ngoài ra chẳng biết gì, không nói trúng vào những điều tôi đang muốn giấu: trong khi chuẩn bị trận đánh, tôi chỉ có ra lệnh mà không kiểm tra, và nhát gan sợ chết trong một lúc trận đánh quá ác liệt, đã để cho xe tăng địch khống chế được cái bãi tha ma, khi mà chúng ồ ạt phản kích vào lúc nửa đêm. [...] Tôi nói ra hết những điều về mình: chỉ vì một cơn giận với người khác, lại một chút tư thù đầy nhỏ nhen với người lính mà tôi đã đưa người lính đi vào chỗ chết.
(Trích: Cỏ lau[2]', in trong: Nguyễn Minh Châu,
Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh, tr.708)
[1] Tóm tắt: Nhân vật “tôi” – người hoạ sĩ chiến trường – đã vẽ bức kí hoạ người chiến sĩ thầ tranh cho mình sau khi được anh dũng cảm cứu thoát trong chiến tranh và hứa khi về hậu phương sẽ mang bức vẽ đến cho mẹ người chiến sĩ để bà yên lòng về người con trai. Nhưng anh đã quên lời hứa. Đoạn trích trên là tâm trạng của anh khi tình cờ gặp lại người chiến sĩ giờ làm công việc của một người thợ cắt tóc.
[2] Tóm tắt: Ba năm trước, sau một trận tập kích giải vây thất bại, Phó Chính uỷ Lực nghe được lời nhận xét “khá trúng” của Phi – chiến sĩ liên lạc trẻ – với mọi người về mình nên anh đã tức giận yêu cầu Phi thực hiện một một mệnh lệnh không cần thiết giữa lúc giặc đang phản kích – lên mời chính uỷ trung đoàn xuống họp tại đơn vị. Phi hi sinh. Chiến tranh kết thúc, Lực đã tìm được hài cốt của Phi. Đoạn trích trên là hành động của Lực trong lễ an táng cho Phi, trước mặt người yêu Phi và đồng đội.
Câu 2:
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích điểm chung gặp gỡ giữa nhân vật người hoạ sĩ và nhân vật Lực trong các đoạn trích dưới đây.
Tại sao ngày ấy tôi đã không đưa “tấm ảnh” đến cho gia đình anh? Tại sao tôi đã không giữ lời hứa? Mà tôi vẫn còn nhớ, tôi đã hứa với anh và cả với tôi nữa, đinh ninh và hùng hồn lắm, mà cũng thực tâm lắm chứ? [...]. Lúc ấy, mắt tôi đã rưng rưng khi nghe anh kể chuyện ở ngoài này, bà mẹ anh đang nhầm tưởng là anh đã hi sinh. Và buổi sáng hôm sau, lúc chia tay nhau, tôi lại còn hứa đi hứa lại, để cho anh trở về thật yên tâm, và tôi lại còn nhớ, tôi đã nắm tay nhiều lần không nỡ rời [...]. Không, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh! Tôi phải nhận ra rằng; chỉ sau một tuần lễ được các bạn bè sành sỏi nhất trong nghề đánh giá bức kí hoạ thật cao, tôi liền là quên cái người mẹ đang ôm ấp mối đau khổ vì ngộ nhận con trai đã hi sinh đang ở ngay trong thành phố, tôi liền đóng gói bức ki hoạ chung với những bức tranh đem đi dự triển lãm Việt Nam ở nước ngoài. Ý vào ngày giờ đi quả cấp bách, tôi cũng không kịp nghĩ đến việc hỏi thăm bà mẹ anh nữa!
(Trích: Bức tranh[1], in trong: Nguyễn Minh Châu,
Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh, tr.909-910)
Không màu mè, không giáo đầu, tôi kể lại vắn tắt nhưng hết sức thật thà, không hề gượng nhẹ một lời nào cho mình tại sao tôi đã giết một con người. Tại sao tôi đã giết Phi, người chiến sĩ liên lạc của tôi, và ít nhất là thêm một đồng chí của mình nữa ở cái góc thành đông nam. Giá lúc bấy giờ, trước đó chỉ mấy phút, người chiến sĩ khôn ngoan hơn, biết mím miệng đừng có góp lời bình luận về trận tập kích thất bại, hoặc bình luận sau lưng mà không nói ra trước mặt tôi như mọi người vẫn làm, hoặc giả định anh là một kẻ lính dốt nát chỉ biết tuân lệnh, ngoài ra chẳng biết gì, không nói trúng vào những điều tôi đang muốn giấu: trong khi chuẩn bị trận đánh, tôi chỉ có ra lệnh mà không kiểm tra, và nhát gan sợ chết trong một lúc trận đánh quá ác liệt, đã để cho xe tăng địch khống chế được cái bãi tha ma, khi mà chúng ồ ạt phản kích vào lúc nửa đêm. [...] Tôi nói ra hết những điều về mình: chỉ vì một cơn giận với người khác, lại một chút tư thù đầy nhỏ nhen với người lính mà tôi đã đưa người lính đi vào chỗ chết.
(Trích: Cỏ lau[2]', in trong: Nguyễn Minh Châu,
Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh, tr.708)
[1] Tóm tắt: Nhân vật “tôi” – người hoạ sĩ chiến trường – đã vẽ bức kí hoạ người chiến sĩ thầ tranh cho mình sau khi được anh dũng cảm cứu thoát trong chiến tranh và hứa khi về hậu phương sẽ mang bức vẽ đến cho mẹ người chiến sĩ để bà yên lòng về người con trai. Nhưng anh đã quên lời hứa. Đoạn trích trên là tâm trạng của anh khi tình cờ gặp lại người chiến sĩ giờ làm công việc của một người thợ cắt tóc.
[2] Tóm tắt: Ba năm trước, sau một trận tập kích giải vây thất bại, Phó Chính uỷ Lực nghe được lời nhận xét “khá trúng” của Phi – chiến sĩ liên lạc trẻ – với mọi người về mình nên anh đã tức giận yêu cầu Phi thực hiện một một mệnh lệnh không cần thiết giữa lúc giặc đang phản kích – lên mời chính uỷ trung đoàn xuống họp tại đơn vị. Phi hi sinh. Chiến tranh kết thúc, Lực đã tìm được hài cốt của Phi. Đoạn trích trên là hành động của Lực trong lễ an táng cho Phi, trước mặt người yêu Phi và đồng đội.
Câu 3:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về một vai trò của ý tưởng trong đời sống.
Câu 5:
Câu 6:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
về câu hỏi!