Câu hỏi:
24/09/2024 3,895I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau:
CHỢ NỔI ĐANG CÓ NGUY CƠ... CHÌM
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của nước ta, với mạng lưới sông ngòi chằng chịt, đúng nghĩa là những mạch máu giao thông của miền đất “gạo trắng nước trong”, luôn tấp nập xuồng ghe... Do vậy, sự hình thành những chợ nổi trên những khúc sông “đầu mối” là để thoả mãn nhu cầu thiết thực cho sự đi lại, mua bán, trao đổi hàng hoá của nhân dân địa phương, đồng thời là nét sinh hoạt đặc sắc, hấp dẫn du khách muôn phương. Đó là lí do ra đời của các chợ nổi, trở thành một nét văn hoá độc đáo của đất và người miền Tây Nam Bộ.
Dân “thương hồ[1]” là lực lượng chính của các chợ nổi. Qua bao thăng trầm, những người thương hồ vẫn song hành cùng đời sống của bà con miền Tây Nam Bộ. Với đời thương hồ, chiếc ghe không chỉ là phương tiện kiếm sống mà còn là mái nhà, là nơi chốn đi về của cả gia đình. Và chợ nổi chính là xóm làng của họ. Có thể khẳng định rằng, các chợ nổi ở miền Tây Nam Bộ trong một thời gian dài đã góp phần làm nên bản sắc văn hoá riêng của nơi đây bởi những hình ảnh sinh động của cảnh trên bến dưới thuyền, tàu ghe dập dìu với đủ các loại nông sản và trái cây của miệt vườn. Bởi vậy, miền Tây Nam Bộ có nhiều chợ nổi đã trở thành “thương hiệu” lâu đời.
Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình đô thị hoá và nông thôn mới, nên hầu như các thương lái không còn có nhu cầu mua bán qua chợ nổi, điều đó dẫn đến việc nhiều chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày mỗi bị vắng vẻ và teo tóp dần. Nhiều chợ nổi lừng danh một thời như Cái Bè (Tiền Giang), Phụng Hiệp (Hậu Giang),... đã không còn hoạt động. Đến như một chợ nổi vốn rất “nổi như chợ nổi Cái Răng mà hiện nay chỉ còn chưa tới vài trăm ghe thuyền và được duy trì chủ yếu nhờ ngân sách của chính quyền địa phương nhằm duy trì một di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2016. Cảnh tấp nập người mua kẻ bán, thuyền ghe san sát và khách du lịch dập dìu tham quan ở các chợ nổi chỉ còn là dĩ vãng...
Trước thực trạng trên đây, có người chua xót kêu rằng: “Chợ nổi đang hoạt động như một xác sống, nó không tồn tại một cách tự nhiên nữa. Đường cao tốc dài ra, đường sông sẽ ngắn đi. Người ta xây bờ kè, làm con đường chạy dọc theo bờ kè khiến chợ nổi ngày càng tồn tại khó khăn hơn...”. Lại có người cho rằng: “Chợ nổi của ngày xưa là của thương hồ, của người dân làm ra sản phẩm đem ra buôn bán, trao đổi hàng hoá. Còn bây giờ, chợ nổi hoàn toàn dành cho du lịch và cách sắp xếp chợ nổi ngày xưa không còn phù hợp với tình hình hiện tại nữa. Mặt khác, bây giờ phức cảm dòng sông và quê kiểng miệt vườn của người trẻ không còn nữa thì giá trị văn hoá của chợ nổi cũng mai một dần. Đó là những lí do chính khiến chợ nổi đang có nguy cơ chìm dần.
Sẽ là một mất mát rất lớn nếu một ngày nào đó, khách muôn phương quay lại miền Tây, không còn được thấy cảnh mua bán sinh động và vui mắt trên sông rạch của người dân nơi đây; mặc dù lúc đó chức năng mua bán trao đổi của chợ nổi đã không còn thiết yếu nữa. Nhưng đó là không gian văn hoá gắn liền với lịch sử vùng đất, là di sản quý giả cần được gìn giữ, bảo tồn. [...]
(Nguyên Hùng, mục Tiếng nói nhà văn, Tuần báo Văn nghệ, số 22, ngày 01-6-2024)
[1] Thương hồ: chỉ những người dân Đồng bằng sông Cửu Long sống dựa vào sông ngòi, kênh rạch; họ tìm kế sinh nhai trên con nước lớn, ròng, khi thì chở trái cây cùng các loại hàng hoá khác, khi thì bán đồ ăn thức uống, có lúc còn chở khách.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Văn bản trên phản ánh thông tin về nguy cơ mai một, biến mất dần của các chợ nổi tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Các chợ nổi nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long được nhắc đến trong văn bản là: Cái Bè, Phụng Hiệp, Cái Răng.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong nhan đề bài viết:
(1) Ẩn dụ: “chìm”, có nghĩa là mai một, tàn lụi, biến mất dần. Tác dụng: gợi liên tưởng về hiện trạng vắng vẻ, thưa thớt tại các khu chợ nổi tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhắc nhở về nguy cơ các chợ nổi sẽ không còn tồn tại nữa. Qua đó, tác giả bộc lộ thái độ lo ngại và tiếc nuối trước hiện trạng chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long. (2) Chơi chữ: dùng cặp từ trái nghĩa “nổi” – “chìm”, những từ “nổi” được dùng với nghĩa gốc, từ “chìm” được dùng với nghĩa chuyển. Tác dụng: tạo liên tưởng độc đáo, thú vị về hiện tượng biến mất dần của các chợ nổi
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Thái độ của tác giả trước vấn đề được nêu ra trong văn bản:
(1) Trân trọng, nâng niu không gian, di sản văn hoá chợ nổi: một nét văn hóa độc đáo của đất và người miền Tây Nam Bộ; đó là không gian văn hoá gắn liền với lịch sử vùng đất, là di sản quý giả cần được gìn giữ, bảo tồn. (2) Tiếc nuối, xót xa khi chứng kiến các chợ nổi đang dần thưa vắng: Sẽ là một mất mát rất lớn nếu một ngày nào đó, khách muôn phương quay lại miền Tây, không còn được thấy cảnh mua bản sinh động và vui mắt trên sông rạch của người dân nơi đây; mặc dù lúc đó chức năng mua bán – trao đổi của chợ nổi đã không còn thiết yếu nữa.
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
(1) Từ xưa đến nay, chợ truyền thống được coi là địa điểm để người dân ở một địa phương thực hiện giao thương, buôn bán, nó gắn với nhiều đặc trưng và nét đẹp văn hoá vùng miền. Chợ luôn là nơi để giải quyết việc làm, thu nhập cho tiểu thương kinh doanh nhỏ lẻ. Mỗi khu chợ truyền thống tại một địa phương luôn mang những đặc trưng, dấu ấn riêng. Chợ truyền thống còn là địa điểm du lịch, thu hút khách thăm quan trọng và ngoài nước khi đến với địa phương. (2) Tuy nhiên, khi loại hình kinh doanh bán hàng qua mạng xã hội (chợ online, chợ trên mạng) ngày càng phổ biến thì chợ truyền thống đang dần mất đi vị trí vốn có. Các sạp hàng ở chợ truyền thống dần thưa vắng người. Hoạt động giao thương và thu nhập của người dân giảm sút rõ rệt. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng, đơn vị quản lí cần phải có những quy hoạch chiến lược để chợ truyền thống thay đổi phù hợp, phát triển và tìm lại được “chỗ đứng” của mình. Các chợ truyền thống phải tạo cho mình những cơ chế riêng về giá cả, thị trường cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, đồng thời cũng phải phát huy được những thế mạnh của chợ mua bán, trao đổi trực tiếp với các mặt hàng buôn bán đồ tươi sống trong một cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện. Những tiểu thương ở các khu chợ truyền thống cũng cần đổi mới tư duy, phương thức kinh doanh nhằm đáp ứng tốt hơn nữa những nhu cầu, thói quen mua bán hàng hoá đã có từ xưa của người tiêu dùng và hướng tới đáp ứng xu thế phát triển hiện đại.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Người trẻ đi phượt, tiện thể làm việc thiện. Một số bạn đưa lên mạng xã hội một vài pô ảnh mình “sống tử tế” chỉ để ủng hộ một xu hướng nào đó đang được quan tâm rầm rộ.
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về hiện tượng người trẻ “sống đẹp theo phong trào”.
Câu 2:
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nghệ thuật kết hợp yếu tố phi hư cấu với trải nghiệm, thái độ của người viết hồi kí thể hiện trong văn bản sau:
Những cái biết của tôi về Nguyễn Tuân hồi ấy chỉ mang mảng thế.
Đem cái “duyên” đẹp đẽ mọi bề quàng cho Nguyễn Tuân có thể chưa kín nghĩa, mà cũng không hẳn đúng. Về văn và cả về đời. Có người mê Nguyễn Tuân như điếu đổ, từng chữ. Có người chỉ lướt một đoạn đã không chịu được cái giọng khụng khiêng, khệnh khạng. Triết lí và câu văn Nguyễn Tuân không giống vị hoài sơn trong thang thuốc bắc, ghé bổ một tí, lại vô thưởng vô phạt. Cái chơi của Nguyễn Tuân cũng thế. Với người này, không thể thiếu Nguyễn Tuân. Người kia thì không chịu đựng được. Ô hay, người ta ra người ta thì người ta phải là người ta đã chứ
Nhớ lại năm ấy, ở gian hàng quà chợ Đồng Xuân có bà nạ dòng khăn nhung áo cảnh phin nõn đeo chuỗi hạt cẩm thạch phơn phớt xanh – hàng bún thang ngon có tiếng. Chỉ một bát thang con bún lá, giọt cà cuống thơm một cách khó chịu mà lại không có không được, cũng có thể viết lên một cái gì. Nói bâng quơ, chẳng ra nhủ mình, chẳng ra cho người khác. Những cái ấy phải viết, viết. [...] Những năm về sau, Nguyễn Tuân vẫn làm việc cho viết, khoắc khoải sự viết, mà không viết bao nhiêu. Ở đây nữa, chính bởi hơi sức và trong tâm sự. Phải đến Nguyễn Tuân viết ra thì cũng một vùng phố xả ấy mới thành tên gọi, mới thành Phố Phái – hai chữ của Nguyễn Tuân sáng tạo đặt tên cho tranh Bùi Xuân Phái. Và trong cuộc chơi, ông cửa hàng trưởng Bôđêga, chủ nhà bàn, nhà bếp khách sạn Thống Nhất hay bác Chữ bản cháo gà gõ ống thổi làm phách hát ả đào giọng chèo ở ngã sáu dốc Hàng Kèn, hay khi lên chơi trên nhà ông Ba trên Nghĩa Đô thì dẫu cho Nguyễn Tuân chưa hề quen, cũng không phải là trùm trò, các chủ quán, chủ nhà đều trân trọng như ông ấy mới là chủ cuộc. Cái duyên ấy xưa rày vẫn như một.
[...] Dốc Cây Thị không còn cây thị, hàng quán chỉ rải rác có buổi. Ngồi đây, đầu phố Hàm Long nhìn sang sở Văn Tự, tưởng như lão Tàu Bay còn gánh phở buổi sớm. [...] Những biến thiên của con người phố xá, chắp nối lại mà chỉ có ngòi bút Nguyễn Tuân mới phát hiện cho người đọc thấy được những lăng cạnh gốc gác, như muôn vật trong trời đất, khác nhau mà lại dính líu với nhau. Những ngã năm, ngã tư, ngã bảy, người đi lại sinh ra đường cái và mọi sinh hoạt, làm ăn, đắp đổi, người hút thuốc lào thì có người bán đóm, phường chợ thì có người đóng đinh đế giày, ông bán hàng nước chè tươi, ông lão chữa giày dép với khách dừng chân.
(Trích: Tô Hoài, Cát bụi chân ai, NXB Hội Nhà văn, 2000, tr.7-10)
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
về câu hỏi!