Câu hỏi:
24/09/2024 3,726II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Người trẻ đi phượt, tiện thể làm việc thiện. Một số bạn đưa lên mạng xã hội một vài pô ảnh mình “sống tử tế” chỉ để ủng hộ một xu hướng nào đó đang được quan tâm rầm rộ.
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về hiện tượng người trẻ “sống đẹp theo phong trào”.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận: Hiện tượng người trẻ sống đẹp theo phong trào.
b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận
(1) Sống đẹp theo phong trào là hiện tượng làm việc thiện, làm việc tử tế cho cộng đồng nhưng chỉ mang tính hình thức, chạy theo xu thế đám đông, phục vụ lợi ích cá nhân như để khoe khoang, đánh bóng tên tuổi, thoả mãn nhu cầu “sống ảo trên mạng xã hội”. (2) Đoạn văn trong đề bài dẫn ra một vài hành động đáng buồn của người trẻ: “đi phượt, tiện thể làm việc thiện” nghĩa là làm việc thiện không phải là mục đích chính, không xuất phát từ tâm; chụp ảnh “sống tử tế” chỉ để ủng hộ phong trào, muốn chứng tỏ mình hợp thời, bắt kịp xu hướng xã hội. Đây là biểu hiện của hiện tượng “sống đẹp theo phong trào”, một thực tế đáng buồn, cần được nghiêm túc nhìn nhận và phê phán. (2) Làm thiện nguyện, sống tử tế, nhân ái là điều đáng được nhân rộng, lan toả trong cộng đồng. Tuy nhiên, khi sống đẹp, làm việc tử tế biến tướng trở thành “phong trào” để sống ảo, đánh bóng tên tuổi sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ. “Sống đẹp theo phong trào” không làm cho cuộc sống của những người cần giúp đỡ đẹp lên hay lan toả những giá trị tích cực cho cồng đồng.
Làm việc tốt, “sống đẹp” là không dễ bởi ta cần vượt qua bản thân (sự vị kỉ, nỗi sợ hãi, mặc cảm,...), cần thấu hiểu người cần giúp đỡ, việc cần giúp đỡ, cần có cách thực hiện hợp lí, hiệu quả,... Mặt khác, việc “sống đẹp theo phong trào” làm cộng đồng mất niềm tin vào các tổ chức thiện nguyện chân chính, niềm tin vào hành động tử tế xuất phát từ trái tim.
c,Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Người trẻ cần tránh việc “sống đẹp theo phong trào”. Mỗi người cần có ý thức làm việc tốt ở mọi nơi, mọi lúc, từ những điều bình dị, nhỏ bé hàng ngày. Để sống đẹp, làm việc tử tế mà không mang tính hình thức hay chạy theo phong trào thì mỗi người cần bồi đắp tri thức, phương pháp qua sách vở, đời sống, từ người khác, từ trải nghiệm của chính mình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nghệ thuật kết hợp yếu tố phi hư cấu với trải nghiệm, thái độ của người viết hồi kí thể hiện trong văn bản sau:
Những cái biết của tôi về Nguyễn Tuân hồi ấy chỉ mang mảng thế.
Đem cái “duyên” đẹp đẽ mọi bề quàng cho Nguyễn Tuân có thể chưa kín nghĩa, mà cũng không hẳn đúng. Về văn và cả về đời. Có người mê Nguyễn Tuân như điếu đổ, từng chữ. Có người chỉ lướt một đoạn đã không chịu được cái giọng khụng khiêng, khệnh khạng. Triết lí và câu văn Nguyễn Tuân không giống vị hoài sơn trong thang thuốc bắc, ghé bổ một tí, lại vô thưởng vô phạt. Cái chơi của Nguyễn Tuân cũng thế. Với người này, không thể thiếu Nguyễn Tuân. Người kia thì không chịu đựng được. Ô hay, người ta ra người ta thì người ta phải là người ta đã chứ
Nhớ lại năm ấy, ở gian hàng quà chợ Đồng Xuân có bà nạ dòng khăn nhung áo cảnh phin nõn đeo chuỗi hạt cẩm thạch phơn phớt xanh – hàng bún thang ngon có tiếng. Chỉ một bát thang con bún lá, giọt cà cuống thơm một cách khó chịu mà lại không có không được, cũng có thể viết lên một cái gì. Nói bâng quơ, chẳng ra nhủ mình, chẳng ra cho người khác. Những cái ấy phải viết, viết. [...] Những năm về sau, Nguyễn Tuân vẫn làm việc cho viết, khoắc khoải sự viết, mà không viết bao nhiêu. Ở đây nữa, chính bởi hơi sức và trong tâm sự. Phải đến Nguyễn Tuân viết ra thì cũng một vùng phố xả ấy mới thành tên gọi, mới thành Phố Phái – hai chữ của Nguyễn Tuân sáng tạo đặt tên cho tranh Bùi Xuân Phái. Và trong cuộc chơi, ông cửa hàng trưởng Bôđêga, chủ nhà bàn, nhà bếp khách sạn Thống Nhất hay bác Chữ bản cháo gà gõ ống thổi làm phách hát ả đào giọng chèo ở ngã sáu dốc Hàng Kèn, hay khi lên chơi trên nhà ông Ba trên Nghĩa Đô thì dẫu cho Nguyễn Tuân chưa hề quen, cũng không phải là trùm trò, các chủ quán, chủ nhà đều trân trọng như ông ấy mới là chủ cuộc. Cái duyên ấy xưa rày vẫn như một.
[...] Dốc Cây Thị không còn cây thị, hàng quán chỉ rải rác có buổi. Ngồi đây, đầu phố Hàm Long nhìn sang sở Văn Tự, tưởng như lão Tàu Bay còn gánh phở buổi sớm. [...] Những biến thiên của con người phố xá, chắp nối lại mà chỉ có ngòi bút Nguyễn Tuân mới phát hiện cho người đọc thấy được những lăng cạnh gốc gác, như muôn vật trong trời đất, khác nhau mà lại dính líu với nhau. Những ngã năm, ngã tư, ngã bảy, người đi lại sinh ra đường cái và mọi sinh hoạt, làm ăn, đắp đổi, người hút thuốc lào thì có người bán đóm, phường chợ thì có người đóng đinh đế giày, ông bán hàng nước chè tươi, ông lão chữa giày dép với khách dừng chân.
(Trích: Tô Hoài, Cát bụi chân ai, NXB Hội Nhà văn, 2000, tr.7-10)
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
về câu hỏi!