Câu hỏi:
02/10/2024 4,057I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
[…]
Cho gươm mời đến Thúc Lang,
Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run(1).
Nàng rằng: “Nghĩa trọng nghìn non,
Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?
Sâm, Thương(2) chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân.
Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là.
Vợ chàng quỷ quái, tinh ma,
Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau!
Kiến bò miệng chén chưa lâu,
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.”
[…]
Thoạt trông, nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều!
Hoạn Thư hồn lạc, phách xiêu,
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
Rằng: “Tôi chút dạ đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.
Nghĩ cho khi các(3) viết kinh,
Với khi khỏi cửa, dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng, riêng cũng kính yêu,
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai!
Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng!”.
Khen cho: “Thật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời.
Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
Đã lòng tri quá(4) thời nên”.
Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay…
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn học, 2018)
Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc). Sau khi chịu bao đau khổ, tủi nhục, đọa đày, Thúy Kiều được Từ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh và giúp nàng đền ơn trả oán. Đây là đoạn trích tả cảnh Thúy Kiều báo ân báo oán.
(1) Dẽ run: người run lên như chim dẽ (có khi viết là giẽ hoặc rẽ), vì chim dẽ có cái đuôi luôn phay phảy như run.
(2) Sâm, Thương: sao Sâm và sao Thương, sao này mọc thì sao kia lặn, vì vậy thường dùng để so sánh với tình cảnh chia cách không bao giờ có thể gặp mặt.
(3) Gác Quan Âm ở nhà Hoạn Thư, nơi Hoạn Thư để cho Kiều ra đó viết kinh.
(4) Tri quá: biết lỗi.
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Câu thơ: “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai!” nói lên số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa:
- Họ phải sống trong xã hội nam quyền, trọng nam khinh nữ.
- Họ phải chịu cảnh lấy chồng chung nên hạnh phúc không trọn vẹn, chịu nhiều éo le, ngang trái trong tình duyênCâu 4:
Lời giải của GV VietJack
- Lời nói và hành động của Thúy Kiều với Thúc Sinh:
+ Lời nói: gọi Thúc Sinh là “người cũ”, “cố nhân”; Kiều cũng nhắc đến các khái niệm đạo đức phong kiến như chữ “nghĩa”, ”tòng”, ”phụ”.
+ Hành động: đem “Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân” để tặng Thúc Sinh.
- Qua lời nói và hành động của Kiều với Thúc Sinh, ta thấy Kiều là một người nhân hậu, trọng tình, trọng nghĩa.Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
- HS nêu được quan điểm của mình.
- Lí giải được quan điểm: nội dung lí giải đảm bảo tính logic, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Dưới đây là một số định hướng:
+ Nếu đồng tình với hành động của Thúy Kiều thì có thể lí giải: do lí lẽ mà Hoạn Thư đưa ra khá thuyết phục; hành động tha bổng Hoạn Thư xuất phát từ tấm lòng vị tha bao dung của Kiều, phù hợp với hình tượng Kiều mà Nguyễn Du xây dựng từ đầu tác phẩm. Hành động của Kiều cũng phù hợp với quan niệm độ lượng của nhân dân “Đánh người chạy đi, không ai đánh người chạy lại”.
+ Nếu không đồng tình với hành động của Kiều thì có thể lí giải: do Hoạn Thư đã gây ra nhiều khổ đau, bất hạnh cho Kiều nên việc Kiều báo thù cũng là điều dễ hiểu, phù hợp với quan niệm của nhân dân từ xưa đến nay “ác giả ác báo”,…CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Anh/ chị hãy viết bài văn phân tích bài thơ sau:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông
Hình ảnh cô em đôi má ửng hồng...
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng "miền Nam"
Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết...
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không gành thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương
Tháng 6/1956
(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
* Bài thơ được sáng tác khi tác giả tập kết ra miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp, Tế Hanh, Lòng miền Nam, NXB Văn nghệ, 1956
Câu 2:
II. Viết (6,0 điểm)
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
về câu hỏi!