Câu hỏi:
02/10/2024 15,872Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ sau:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn(5),
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành(6)
Sắc đành đòi một tài đành họa hai(7)
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm(8),
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm(9) một trương(10)
Khúc nhà tay lựa nên chương(11),
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân(12)
(Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du )
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận văn học đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiềuc Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
- Vị trí đoạn trích.
- Nội dung chính của đoạn.
b.Thân bài:
* Giới thiệu khái quát về nhân vật
- Kiều là con gái đầu lòng của gia đình họ Vương.
- Sau khi giới thiệu khái quát vẻ đẹp của hai chị em, tác giả đã gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều bằng thủ pháp đòn bẩy.
- Vẻ đẹp của Kiều rất toàn diện: giai nhân tuyệt thế, đa tài, sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.
* Vẻ đẹp của nhân vật
- Về sắc: Sắc sảo, mặn mà, rất đằm thắm có duyên
+ Những hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn" gợi lên ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Tác giả đã tập trung miêu tả đôi mắt, bởi đôi mắt là thể hiện phần tinh anh của tâm hồn, trí tuệ.
+ Cách nói sáng tạo từ thành ngữ, điển cố "nghiêng nước nghiêng thành" đề cao vẻ đẹp làm say đắm, chinh phục lòng người của nàng Kiều.
+ Vẻ đẹp ấy khiến thiên nhiên hờn ghen, đố kị -> dự báo số phận, tương lai cuộc đời chìm nổi, gặp nhiều bất trắc, éo le.
- Về tài:
+ Kiều có tài năng thiên bẩm: “Vốn sẵn tính trời”.
+ Đa tài: tài thơ, tài họa, tài đàn.
+ Đặc biệt là tài đánh đàn. Miêu tả tài đàn của Kiều, tác giả đã ngợi ca tâm hồn của nàng. Khúc "Bạc mệnh" do nàng sáng tác làm buồn lòng người cũng dự báo tương lai nhiều sóng gió của Kiều.
- Về tình:
+ Đôi mắt phản ánh tâm hồn đa sầu, đa cảm của nàng.
+ Bản đàn cũng là phát lộ của một trái tim nồng nhiệt, một tâm hồn cực kì tinh tế, nhạy cảm.
* Đánh giá
+ Thành công của Nguyễn Du trong việc khắc họa nhân vật chính diện là trang mĩ nữ: thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy, bút pháp ước lệ tượng trưng, các phép tu từ đặc sắc...
+ Nhà thơ ngợi ca vẻ đẹp sắc, tài, tình của người phụ nữ; theo quan điểm thẩm mĩ của xã hội phong kiến. Miêu tả ngoại hình nhưng tác giả cũng hé mở tính cách, số phận.
+ Cảm hứng nhân văn sâu sắc của đại thi hào.
c. Kết bài
- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việte. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. Viết (6,0 điểm)
Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.
Câu 3:
Tìm trong đoạn thơ sau những từ ngữ gợi tả đặc điểm của nhân vật Thuý Vân.
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Câu 4:
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ sau:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Câu 5:
Câu 6:
Nhận xét về vẻ đẹp của hai nàng Kiều, có ý kiến cho rằng: “Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà cả về tài lẫn sắc”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!