Dựa vào cơ chế xác định giới tính nhờ nhiễm sắc thể giới tính, giải thích tại sao tỉ lệ giới tính đực : cái trong tự nhiên là 1 : 1.
Dựa vào cơ chế xác định giới tính nhờ nhiễm sắc thể giới tính, giải thích tại sao tỉ lệ giới tính đực : cái trong tự nhiên là 1 : 1.
Quảng cáo
Trả lời:
Tỉ lệ giới tính đực : cái trong tự nhiên là 1 : 1 vì: Ở động vật, khi xét riêng nhiễm sắc thể giới tính, một giới có hai chiếc nhiễm sắc thể giới tính giống nhau (giới đồng giao tử), quá trình giảm phân chỉ cho một loại giao tử; một giới còn lại có hai chiếc nhiễm sắc thể giới tính khác nhau hoặc chỉ một chiếc nhiễm sắc thể (giới dị giao tử), quá trình giảm phân cho hai loại giao tử mang nhiễm sắc thể giới tính khác nhau với tỉ lệ ngang nhau. Các giao tử thụ tinh với xác suất như nhau nên tỉ lệ giới tính theo lí thuyết là 1 : 1.
- Ở động vật có vú, ruồi giấm,…
P: ♂ XY × ♀ XX
G: X, Y X
F1: 1XX : 1XY
1♂ : 1♀
- Ở châu chấu,…
P: ♂ XO × ♀ XX
G: X, O X
F1: 1XX : 1XO
1♂ : 1♀
- Ở cá, chim, gà, bướm,…
P: ♂ ZZ × ♀ ZW
G: Z Z, W
F1: 1ZZ : 1ZW
1♂ : 1♀
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 20 Bộ đề, Tổng ôn, Chinh phục lý thuyết môn Sinh học (có đáp án chi tiết) ( 70.000₫ )
- 20 đề thi tốt nghiệp môn Sinh học (có đáp án chi tiết) ( 35.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (2 cuốn) ( 150.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Bệnh mù màu đỏ - lục thường gặp ở nam giới hơn so với ở nữ giới vì: Bệnh mù màu đỏ - lục do gene lặn nằm trên X và không có allele tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Do đó, ở nam giới chỉ cần một allele lặn là đã biểu hiện ra kiểu hình bị bệnh (XaY) còn ở nữ giới cần hai allele lặn mới biểu hiện ra kiểu hình bị bệnh (XaXa), ở trạng thái dị hợp (XAXa) thì vẫn biểu hiện kiểu hình bình thường.
Lời giải
- Nếu cặp vợ chồng này sinh con thì con của họ có nguy cơ bị bệnh máu khó đông.
- Giải thích:
+ Bệnh máu khó đông do gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
+ Quy ước: Allele H – bình thường trội hoàn toàn so với allele h – bị bệnh máu khó đông.
+ Người bố bị bệnh (XhY) chắc chắn truyền allele gây bệnh cho người con gái nên người vợ sẽ mang allele gây bệnh, mà người vợ bình thường → Người vợ có kiểu gene dị hợp XHXh.
+ Người chồng bình thường có kiểu gene là XHY.
+ Ta có phép lai: XHXh × XHY → Đời con: ¼ XHXH : ¼ XHXh : ¼ XHY : ¼ XhY.
Vậy nếu cặp vợ chồng này sinh con thì con của họ có nguy cơ bị bệnh máu khó đông với xác suất là 25%.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.