Câu hỏi:
07/10/2024 554Nêu sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường trong biểu hiện kiểu hình ở một số tính trạng của sinh vật. Cho ví dụ minh họa.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường trong biểu hiện kiểu hình ở một số tính trạng của sinh vật: Tương tác giữa kiểu gene và môi trường là ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện thành kiểu hình của một kiểu gene. Đối với một số tính trạng đơn gene, sự ảnh hưởng của môi trường dẫn đến kiểu gene có thể biểu hiện thành các kiểu hình khác nhau của các môi trường khác nhau. Các tính trạng đa gene chịu ảnh hưởng đáng kể của yếu tố môi trường và có mức biến dị cao, một kiểu gene quy định tính trạng đa gene có thể biểu hiện thành các kiểu hình khác nháu ở các môi trường khác nhau.
- Một số ví dụ minh họa:
+ Cáo tuyết bắc cực thường có lông màu trắng vào mùa đông lạnh, có lông màu sẫm hơn khi ở mùa hè.
+ Mèo Xiêm (Siamese) có kiểu gene đột biến mẫn cảm nhiệt độ có lông màu trắng ở các phần cơ thể ấm nóng, lông màu đen sẫm ở các phần cơ thể lạnh hơn như chân, đuôi, tai,...
+ Cây phù dung (Hibiscus mutabilis) có sắc hoa thay đổi liên tục trong ngày (buổi sáng hoa nở màu trắng, đến trưa sẽ chuyển sang màu hồng và buổi tối lại đổi thành màu đỏ sẫm).
+ Ở hoa anh thảo (Primula sinensis), dòng hoa đỏ có kiểu gene AA khi được trồng ở điều kiện 35oC cho kiểu hình hoa trắng, sau đó đem thế hệ của cây cây hoa trắng trồng ở điều kiện 20oC lại cho hoa màu đỏ.
+ Ở cây rau mác: Mọc trong không khí, lá nhỏ, hình mũi mác; mọc trên mặt nước, lá lớn, hình mũi mác; mọc trong nước, lá hình dài.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu các ví dụ minh hoạ ứng dụng hiểu biết về thường biến và mức phản ứng trong đời sống và sản xuất.
Câu 2:
So sánh chiều cao của mỗi dòng cỏ thi (hình 10.4) ở các độ cao khác nhau để xác định trong ba dòng, dòng nào có mức phản ứng rộng nhất, dòng nào có mức phản ứng hẹp nhất.
Câu 3:
Giải thích vì sao điều kiện sống (chế độ dinh dưỡng, tập luyện,..) có thể ảnh hưởng đến khả năng biểu hiện chiều cao tối đa của một người.
Câu 4:
Quan sát hình 10.3 và mô tả sự biến đổi về số lượng mắt đơn cấu thành mắt kép của ruồi giấm ở các nhiệt độ khác nhau.
Câu 5:
Trình bày bản chất di truyền của mức phản ứng. Nêu ví dụ minh họa.
Câu 6:
Tính trạng năng suất ở vật nuôi, cây trồng có mức biến dị khác nhau phụ thuộc vào các nhân tố nào?
về câu hỏi!