Câu hỏi:
08/10/2024 105Phân biệt mối quan hệ cạnh tranh, sinh vật này ăn sinh vật khác, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm giữa các loài sinh vật.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phân biệt mối quan hệ cạnh tranh, sinh vật này ăn sinh vật khác, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm giữa các loài sinh vật:
Mối quan hệ |
Đặc điểm |
Ví dụ |
Cạnh tranh |
Là mối quan hệ trong đó các loài sinh vật cạnh tranh nguồn dinh dưỡng, nơi ở. Trong mối quan hệ này, các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi. |
Sự cạnh tranh về nguồn sống giữa cây trồng và cỏ; linh cẩu và sư tử cạnh tranh nhau nguồn thức ăn; canh tranh thức ăn giữa thỏ và cừu;… |
Sinh vật này ăn sinh vật khác |
Là mối quan hệ trong đó một loài sinh vật sử dụng loài sinh vật khác làm thức ăn. Trong mối quan hệ này, loài ăn thịt có lợi còn loài con mồi bị hại. |
Trâu ăn cỏ; chim ăn côn trùng; nắp ấm bắt mồi; cá ăn thực vật thủy sinh;… |
Kí sinh |
Là mối quan hệ trong đó một loài sinh vật sống kí sinh trên cơ thể của các loài khác (vật chủ), loài kí sinh sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể vật chủ để sinh trưởng, phát triển và có thể làm vật chủ chết dần. Trong mối quan hệ này, loài kí sinh được lợi còn vật chủ bị hại. |
Giun, sán sống kí sinh ở người và động vật; rận, chấy sống trên da động vật; nấm kí kí sinh trên cơ thể côn trùng; cây tầm gửi, tơ hồng kí sinh trên cây thân gỗ;… |
Ức chế - cảm nhiễm |
Là mối quan hệ khi một loài sinh vật trong quá trình sống đã tạo ra chất độc gây hại cho các loài sinh vật khác. Trong mối quan hệ này, loài bị ảnh hưởng bởi chất độc là loài bị hại còn loài tạo ra chất độc không có lợi, cũng không có hại. |
Hiện tượng tảo nở hoa (tảo phát triển quá mức) làm các loài động vật thủy sinh như tôm, cua, cá bị chết; cây tỏi, thông đỏ, vân sam,… tiết ra chất ức chế các vi sinh vật sống xung quanh;… |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trồng xen canh nhiều loài cây trên cùng một diện tích là biện pháp kĩ thuật thường được áp dụng trong trồng trọt. Biện pháp này dựa trên cơ sở khoa học nào? Giải thích.
Câu 2:
Phân biệt mối quan hệ cộng sinh, hợp tác và hội sinh giữa các loài sinh vật.
Câu 3:
Lấy ví dụ về sự phân bố của sinh vật theo chiều ngang và chiều thẳng đứng.
Câu 4:
Lấy ví dụ về quan hệ cạnh tranh, sinh vật này ăn sinh vật khác, kí sinh và ức chế - cảm nhiễm.
Câu 5:
Nêu các dấu hiệu cho thấy quần xã sinh vật là một cấp độ tổ chức sống.
Câu 6:
Lấy ví dụ về một quần xã sinh vật, phân tích các mối tương tác giữa các loài sinh vật và giữa sinh vật với môi trường ở quần xã đó.
về câu hỏi!