Câu hỏi:
08/10/2024 135Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. Nêu một số ví dụ về hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo:
Tiêu chí |
Hệ sinh thái tự nhiên |
Hệ sinh thái nhân tạo |
Nguồn gốc tạo thành |
Được hình thành và phát triển theo quy luật tự nhiên, không có hoặc có ít tác động của con người. |
Do con người tạo nên nhằm phục vụ đời sống của con ngời. |
Nguồn vật chất và năng lượng |
Sử dụng nguồn vật chất có sẵn trong tự nhiên, năng lượng chủ yếu là năng lượng mặt trời. |
Không chỉ sử dụng nguồn vật chất, năng lượng của môi trường mà còn được con người bổ sung thêm từ các nguồn khác. |
Số lượng loài |
Nhiều, đa dạng |
Ít, kém đa dạng |
Tính ổn định |
Cao hơn |
Thấp hơn |
Khả năng tự điều chỉnh |
Cao hơn |
Thấp hơn |
Năng suất sinh học |
Thấp hơn |
Cao hơn |
- Một số ví dụ về hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo:
+ Ví dụ hệ sinh thái tự nhiên: Hệ sinh thái trên cạn (hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc và đồng rêu hàn đới), hệ sinh thái nước mặn (rừng ngập mặn, rạn san hô, hệ sinh thái vùng biển khơi,...) và hệ sinh thái nước ngọt (hệ sinh thái nước đứng như ao, hồ,...; hệ sinh thái nước nước chảy như sông, suối,...).
+ Ví dụ hệ sinh thái nhân tạo: Cánh đồng lúa, ao nuôi tôm, khu đô thị, khu công nghiệp,…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu một số nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài dẫn đến diễn thế sinh thái.
Câu 2:
Vẽ một chuỗi thức ăn và một lưới thức ăn đơn giản với các sinh vật quan sát được trong một hệ sinh thái ở địa phương.
Câu 3:
Bảng 23.1 thể hiện năng lượng của một số thành phần khác nhau trong hệ sinh thái đầm lầy nước mặn.
a) Nhận xét hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái này.
b) Vẽ tháp sinh thái năng lượng tương ứng với các bậc dinh dưỡng.
Câu 4:
Dựa vào thông tin ở hình 23.6, hãy mô tả khái quát dòng năng lượng đi vào và đi ra khỏi hệ sinh thái.
Câu 5:
Báo cáo kết quả thí nghiệm trang 148 SGK Sinh học 12 – Cánh diều:
- So sánh thành phần và số lượng cá thể của các sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ ở thời điểm mới xây xong bể và thời điểm sau 1 tuần.
- So sánh thành phần sinh vật ở hai lần quan sát, bao gồm các loài sen, bèo tấm, ốc, cá và các vi sinh vật khác (nếu có).
- Báo cáo kết quả theo mẫu báo cáo ở bài 1.
Câu 6:
Sự ấm lên toàn cầu, phì dưỡng và sa mạc hóa ảnh hưởng thế nào đến sự cân bằng của các hệ sinh thái?
29 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 12 có đáp án
54 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 7 có đáp án
30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
42 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
10 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
Chuyên đề Sinh 12 Chủ đề 1: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp có đáp án
124 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 8 có đáp án
57 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Bài 7 có đáp án
về câu hỏi!