Câu hỏi:

23/10/2024 785

Ở người, nguyên nhân gây hội chứng Down sơ cấp là do sự không phân li của cặp NST số 21 trong quá trình hình thành trứng. Trứng mang 2 NST số 21 thụ tinh với tinh trùng bình thường hình thành hợp tử mang 3 NST 21, phát triển thành cơ thể mang hội chứng Down. Quá trình này thường gặp ở những người mẹ sinh con khi lớn tuổi, không mang tính di truyền theo gia đình.

Tuy nhiên, có khoảng 4% người mang hội chứng Down thứ cấp là do di truyền và mang tính chất phả hệ trong gia đình. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đột biến chuyển đoạn NST 14 – 21. Những người mang đột biến chuyển đoạn có 45 NST, trong đó 1 NST 21 gắn với NST số 14 hình thành 1 NST dài (14 – 21), có kiểu hình và sinh sản bình thường.

Trong quá trình hình thành giao tử ở người mang NST chuyển đoạn 14 – 21, các NST 21 và NST 14 phân li theo 3 cách với xác suất như nhau:

Cách 1: NST chuyển đoạn 14 – 21 đi về một giao tử và giao tử còn lại mang đồng thời 1 NST 21 và 1 NST 14.

Cách 2: NST chuyển đoạn 14 – 21 và NST 21 phân li về cùng một giao tử, giao tử còn lại chỉ mang 1 NST 14.

Cách 3: NST 14 – 21 và NST 14 phân li về cùng một giao tử, giao tử còn lại chỉ mang 1 NST 21.

Sự thụ tinh giữa giao tử có chứa đồng thời 1 NST 14 – 21, 1 NST số 21 với giao tử bình thường có chứa 1 NST số 14, 1 NST số 21 hình thành hợp tử có 46 NST nhưng dư một phần NST số 21, do đó phát sinh thành thể Down.

Đột biến chuyển đoạn NST là

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Đột biến chuyển đoạn NST là sự trao đổi những đoạn NST không tương đồng, làm thay đổi nhóm gen liên kết, ví dụ như ở đây NST số 21 được gắn với NST số 14. Chọn B

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về cha mẹ của người mắc hội chứng Down sơ cấp?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Hội chứng Down sơ cấp không mang tính di truyền, nguyên nhân từ sự phân li bất thường của NST trong quá trình hình thành trứng. Vì vậy trong gia đình có con bị mắc bệnh Down, cha mẹ của người đó đều có kiểu hình bình thường, và trong tế bào sinh dưỡng có chứa 46 NST. Chọn D.

Câu 3:

Điền số thích hợp vào chỗ trống dưới đây.

Người mắc hội chứng Down sơ cấp có (1) ______ nhiễm sắc thể.

Người mắc hội chứng Down thứ cấp có (2) _____ nhiễm sắc thể.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

 

Người mắc hội chứng Down sơ cấp có 3 NST số 21 (2n = 47). Người mắc hội chứng Down thứ cấp có 46 NST nhưng dư một phần NST số 21.

Câu 4:

Phát biểu sau đây đúng hay sai?

Một giao tử bình thường kết hợp với một trong hai giao tử trong trường hợp phân li số 3 thì có khả năng tạo ra hợp tử không mang NST số 14 nào.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Sai. Giao tử bình thường luôn chứa NST số 14, nên cho dù kết hợp với giao tử không chứa NST số 14 ở trường hợp phân li thứ 3 thì vẫn tạo ra được hợp tử chứa 1 NST số 14.

Câu 5:

Một người đàn ông bình thường có 45 NST với 1 NST mang đột biến chuyển đoạn 14 – 21 kết hôn với người phụ nữ bình thường. Nếu tất cả các tế bào sinh tinh đều giảm phân theo cách 1 và không xuất hiện đột biến mới thì nội dung nào sau đây đúng?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Tế bào sinh tinh giảm phân theo cách 1 sẽ tạo ra giao tử chứa nhiễm sắc thể chuyển đoạn 14 – 21 và giao tử bình thường. Khi các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường của mẹ sẽ tạo ra hợp tử chứa 45 NST như người bố hoặc hợp tử bình thường. Do đó, các người con của người đàn ông này sẽ không bị bệnh Down. Tuy nhiên, do người con có thể mang nhiễm sắc thể chuyển đoạn 14 – 21 nên cháu của ông ta sẽ có khả năng mắc hội chứng Down nếu có kiểu giảm phân khác. Chọn D.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

þ MeV.

þ J.

Giải thích

Đơn vị của năng lượng liên kết là J hoặc MeV, trong đó: 1MeV = 1,6.10-13J.

Lời giải

Ta có . Ta đi tìm .

.

Bảng biến thiên:

Từ bảng biến thiên ta có:

Vậy quãng đường vật đi được đến lúc đạt vận tốc lớn nhất là: .

+ ) Vật dừng lại ở thời điểm thỏa mãn .

Quãng đường vật di chuyển được là: .

Do đó ta có đáp án như sau

Một vật chuyển động theo quy luật  với t (giây) là khoảng thời gian tính từ khi vật bắt đầu chuyển động và s (mét) là quãng đường vật di chuyển được trong khoảng thời gian đó.

a) Quãng đường vật đi được tính từ lúc xuất phát đến lúc vật đạt vận tốc lớn nhất bằng              m.

b) Quãng đường vật đi được từ lúc xuất phát đến lúc vật dừng hẳn bằng              m. 

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP