Câu hỏi:
23/10/2024 92Trong không gian Oxyz, cho điểm \(E(2;1;3)\), mặt phẳng \((P):2x + 2y - z - 3 = 0\) và mặt cầu \((S)\): \({(x - 3)^2} + {(y - 2)^2} + {(z - 5)^2} = 36\). Gọi \(\Delta \) là đường thẳng đi qua \(E\), nằm trong mặt phẳng \((P)\) và cắt \((S)\) tại hai điểm A, B có khoảng cách nhỏ nhất.
Đúng |
Sai |
|
Điểm E nằm ngoài mặt cầu (S). |
||
Δ có một vectơ chỉ phương là \[\overrightarrow u = ( - 1;1;0)\]. |
||
A, B nằm trên đường tròn giao tuyến có tâm là hình chiếu vuông góc của I lên (P). |
Sách mới 2k7: Sổ tay Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 30k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án
Đúng |
Sai |
|
Điểm E nằm ngoài mặt cầu (S). |
X | |
Δ có một vectơ chỉ phương là \[\overrightarrow u = ( - 1;1;0)\]. |
X | |
A, B nằm trên đường tròn giao tuyến có tâm là hình chiếu vuông góc của I lên (P). |
X |
Hướng dẫn giải:
Mặt cầu \((S):{(x - 3)^2} + {(y - 2)^2} + {(z - 5)^2} = 36\), có tâm I(3;2;5) và bán kính R = 6.
Ta có: \(\overrightarrow {EI} = (1;1;2) \Rightarrow EI = |\overrightarrow {EI} | = \sqrt {{1^2} + {1^2} + {2^2}} = \sqrt 6 < 6 = R\). Do đó điểm E nằm trong mặt cầu (S).
Ta lại có: E ∈ (P) và \[\left\{ \begin{array}{l}E \in \Delta \\\Delta \subset \left( P \right)\end{array} \right.\]
Nên giao điểm của (Δ) và (S) nằm trên đường tròn giao tuyến (C) tâm K của mặt phẳng (P) và mặt cầu (S), trong đó K là hình chiếu vuông góc của I lên mặt phẳng (P).
Giả sử Δ ∩ (S) = {A;B}. Độ dài AB nhỏ nhất khi và chỉ khi d(K,Δ) lớn nhất.
Gọi F là hình chiếu của K trên (Δ) khi đó d(K;Δ) = KF ≤ KE.
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi F ≡ E.
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}IK \bot \left( P \right)\\KE \bot \Delta \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}IK \bot \Delta \\KE \bot \Delta \end{array} \right. \Rightarrow IE \bot \Delta \).
Ta có: \(\left[ {{{\vec n}_{(P)}},\overrightarrow {EI} } \right] = (5; - 5;0)\), cùng phương với \[\overrightarrow u = (1; - 1;0).\]
Vì \(\left\{ \begin{array}{l}\Delta \subset \left( P \right)\\\Delta \bot IE\end{array} \right.\) nên Δ có một vectơ chỉ phương là \[\overrightarrow u = (1; - 1;0).\]
Suy ra phương trình đường thẳng Δ:\(\left\{ \begin{array}{l}x = 2 + t\\y = 1 - t\\z = 3\end{array} \right.\).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho hai vị trí A, B cách nhau 615 m, cùng nằm về một phía bờ sông như hình vẽ. Khoảng cách từ A và từ B đến bờ sông lần lượt là 118 m và 487 m. Một người đi từ A đến bờ sông để lấy nước mang về B. Đoạn đường ngắn nhất mà người đó có thể đi là
(Kết quả được làm tròn đến hàng đơn vị).
Câu 3:
Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề
Câu 4:
Xét những tờ giấy hình chữ nhật, kẻ ca-rô cỡ m × n ô vuông, một cách phân chia “tốt” được xác định khi ta chỉ dùng những dòng kẻ có sẵn chia tờ giấy thành những phần bằng nhau sao cho mỗi phần đều là những hình vuông cỡ p × p (p ≥ 2) ô. Chẳng hạn, ở hình dưới, bằng những dòng kẻ được tô màu xanh, ta xác định một cách phân chia “tốt” với m = 9, n = 12, p = 3.
Số cách phân chia “tốt” đối với một tờ giấy ca-rô cỡ 120 × 300 là
Câu 7:
Lan mua một máy tính xách tay tại một cửa hàng với giá niêm yết đã giảm 20% so với giá ban đầu. Tổng số tiền Lan phải trả là 10 triệu đồng, bao gồm 8% thuế giá trị gia tăng (VAT) trên giá niêm yết. Mỗi khẳng định sau đúng hay sai?
Đúng |
Sai |
|
Giá ban đầu của máy tính trên là 11 574 074 đồng. |
||
Nếu giá ban đầu của máy tính là x đồng (x > 0) thì tiền thuế VAT là 8%x đồng. |
||
Nếu giá ban đầu của máy tính là x đồng (x > 0) thì tiền thuế VAT là 0,64x đồng. |
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 7)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách Khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (đề 3)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 5)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 3)
về câu hỏi!