Câu hỏi:
24/10/2024 281TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC
(Trích)
[1] Suy thoái kinh tế (STKT) là một giai đoạn của chu kì kinh tế, còn gọi là chu kì kinh doanh. Đó là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Vì pha phục hồi là thứ yếu nên chu kì kinh doanh cũng có thể chỉ chia thành gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (Thiện, 2009).
[2] Trong giai đoạn 2006 - 2009, tình hình tài sản/nguồn vốn của doanh nghiệp (DN) có những biến động rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt 7,36%. Tuy nhiên, con số này lại không đều qua các năm. Năm 2007 có tốc độ tăng trưởng cao nhất với gần 11%, năm 2009 là thấp nhất với xấp xỉ 4%. Tốc độ tăng trưởng của năm 2008 tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả giai đoạn. Trong khi đó, các nghiên cứu khác về tác động của STKT đều chỉ ra rằng tài sản của DN có xu hướng giảm hay chí ít là tốc độ tăng trưởng cũng giảm so với thời kì nền kinh tế không bị suy thoái. Kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 1/3 số DN được điều tra gặp những khó khăn về vốn trong thời kì STKT. Sự khó khăn này là do tồn kho và các khoản phải thu của DN tăng lên đáng kể so với thời kì không suy thoái. Trong thời kì suy thoái, thời gian trung bình để thu toàn bộ tiền hàng từ khách hàng và nhà phân phối cũng như các khoản hoàn ứng của nhân viên là dài hơn.
[3] Trong thời kì suy thoái, DN gặp nhiều khó khăn nhưng theo kết quả điều tra, có tới gần 58% DN cho rằng khó khăn quan trọng nhất đó là sức mua của thị trường giảm sút một cách nghiêm trọng. Điều này đã làm giảm lượng cầu gây khó khăn cho vấn đề giải quyết đầu ra của DN. Bên cạnh đó, DN cũng chịu áp lực không nhỏ về giá bán. Theo kết quả điều tra, có tới 35/57, chiếm 61% DN điều tra chịu áp lực rất lớn về giá bán. Trong đó, tỉ lệ doanh nghiệp chế biến (DNCB) chịu áp lực về giá là lớn nhất với khoảng 75%. Con số này của doanh nghiệp sản xuất (DNSX) và doanh nghiệp dịch vụ (DNDV) lần lượt là 70% và 48%. Đối với DN, vì giá đầu vào tăng lên gần 20%, để đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư và cho cả quá trình tái sản xuất mở rộng, DN phải chịu áp lực không nhỏ là phải tăng giá bán. Đối với khách hàng, trong thời kì kinh tế khó khăn, với nguồn ngân quỹ tăng lên với tốc độ giảm hoặc thấp hơn so với thời kì trước. Vì vậy, để có thể bán được hàng hóa, DN phải giảm giá, đây là một áp lực rất lớn.
[4] STKT có ảnh hưởng lớn tới thu nhập của người tiêu dùng, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN. Để duy trì và mở rộng thị trường, DN cần tiếp tục và mở rộng chính sách giá linh hoạt đối với các sản phẩm và dịch vụ để thu hút thêm khách hàng; thực hiện niêm yết giá mới mỗi khi có sự thay đổi giá sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, việc thực hiện chính sách bán hàng trả chậm cũng hết sức quan trọng đối với DN trong thời kì suy thoái; tìm kiếm và phát triển thị trường mới nhằm tăng thị phần và tạo sức mua mới cho DN đặc biệt là đối với các sản phẩm, dịch vụ có sức mua bị giảm sút ở thị trường hiện tại; xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh các hoạt động Marketing, PR tạo thương hiệu cho DN.
[5] Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu sống còn để đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ STKT. Để tồn tại và phát triển, DN cần có các chính sách hợp lí nhằm thu hút, giữ chân lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm thông qua đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm giảm bớt áp lực về việc làm trong thời kì STKT. DN nên gắn việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn kết hợp với việc xây dựng kế hoạch về nhân sự nhằm đảm bảo sự phát triển cân bằng, ổn định. DN cần rà soát lại đội ngũ nhân sự để có kế hoạch tuyển dụng và sử dụng hợp lí.
[6] Giảm chi phí sản xuất là cách ứng phó quan trọng và là ưu tiên số một của DN trong thời kì suy thoái. Tuy nhiên, DN cần chắc chắn rằng việc giảm chi phí này chỉ là đối với những chi phí không hiệu quả và đảm bảo cho các khoản đầu tư cốt yếu trong cả hiện tại và tương lai của DN. Vì vậy, DN phải rà soát nhằm giảm bớt các khoản mục chi phí không cần thiết nhằm giảm giá thành sản phẩm bằng cách tổ chức hợp lí các quá trình sản xuất, lược bớt những khâu không mang lại hiệu quả.
[7] Trong điều kiện STKT, DN cần giữ vững các nhà cung cấp hiện có và tìm kiếm thêm các nhà cung ứng mới có uy tín; chủ động đàm phán lại với các nhà cung ứng về giá đầu vào; tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; xây dựng chính sách quản lí tồn kho hợp lí để giảm bớt chi phí tồn kho và đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và tránh những rủi ro trong cung cấp đầu vào cho sản xuất. DN cần tận dụng tối đa chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, thực hiện vay vốn ngân hàng để đảm bảo vốn cho sản xuất - kinh doanh.
(Tác động của suy thoái kinh tế đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở một số tỉnh phía Bắc, Nguyễn Quốc Chỉnh, Nguyễn Hải Núi, Tạp chí khoa học và phát triển 2013, tập 11)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Điền một từ không quá hai tiếng từ đoạn [6] để hoàn thành nhận định sau:
Để các khoản đầu tư cốt yếu được _______ trong hiện tại và tương lai, doanh nghiệp cần giảm chi phí sản xuất.
Lời giải của GV VietJack
Chú ý vào đoạn văn:
Tuy nhiên, DN cần chắc chắn rằng việc giảm chi phí này chỉ là đối với những chi phí không hiệu quả và đảm bảo cho các khoản đầu tư cốt yếu trong cả hiện tại và tương lai của DN.
Từ cần điền là: đảm bảo.
Câu 3:
Ở đoạn [3], theo kết quả điều tra có tới 61% doanh nghiệp ở các tỉnh miền Bắc chịu áp lực rất lớn về giá bán.
Đúng hay sai?
Lời giải của GV VietJack
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Phân tích, suy luận:
- Đoạn [3]: Trong đó, tỉ lệ doanh nghiệp chế biến (DNCB) chịu áp lực về giá là lớn nhất với khoảng 75%. Con số này của doanh nghiệp sản xuất (DNSX) và doanh nghiệp dịch vụ (DNDV) lần lượt là 70% và 48%.
=> Đáp án “Doanh nghiệp sản xuất chịu áp lực về giá thấp nhất với khoảng 48%.” là sai. Loại D.
- Đoạn [4]: STKT có ảnh hưởng lớn tới thu nhập của người tiêu dùng, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN.
=> Đáp án “Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bị ảnh hưởng là vì nguồn nhân lực không đạt yêu cầu.” là sai. Loại A.
- Đoạn [3]: Trong thời kì suy thoái, DN gặp nhiều khó khăn nhưng theo kết quả điều tra, có tới gần 58% DN cho rằng khó khăn quan trọng nhất đó là sức mua của thị trường giảm sút một cách nghiêm trọng. Điều này đã làm giảm lượng cầu gây khó khăn cho vấn đề giải quyết đầu ra của DN.
=> Đáp án “Khoảng 58% doanh nghiệp khẳng định khó khăn lớn nhất là mở rộng thị trường trong thời kì STKT.” là sai. Loại C.
- Đoạn [2], tác giả có viết: Kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 1/3 số DN được điều tra gặp những khó khăn về vốn trong thời kỳ STKT. Sự khó khăn này là do tồn kho và các khoản phải thu của DN tăng lên đáng kể so với thời kì không suy thoái.
=> Đáp án “Trong thời kì STKT, có 1/3 doanh nghiệp được điều tra gặp khó khăn về vốn do tồn kho và các khoản phải thu tăng lên đáng kể.” là đúng. Chọn B.
Câu 5:
Chọn cụm từ phù hợp vào mỗi chỗ trống:
Trong thời kì suy thoái kinh tế, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng nguồn _______. Những chính sách hợp lí sẽ giúp _______ thu hút, giữ chân lao động có chuyên môn, kĩ thuật cao. Bên cạnh đó, để có _______ tuyển dụng và sử dụng hợp lí, doanh nghiệp cần rà soát lại đội ngũ nhân sự.
Lời giải của GV VietJack
Đọc kĩ đoạn [5] kết hợp với hiểu nghĩa của các từ ngữ.
- Vị trí 1 điền từ “nhân lực”: sức người, về mặt sử dụng trong lao động sản xuất (nguồn nhân lực).
- Vị trí 2 điền từ “doanh nghiệp”: đơn vị hoạt động kinh doanh.
- Vị trí 3 điền từ “kế hoạch”: toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống và cụ thể về cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định, với mục tiêu nhất định.
Câu 6:
Lời giải của GV VietJack
Lần lượt xem xét các đoạn:
- Đoạn [4]: Tác giả chỉ ra cụ thể một số giải pháp đối với thị trường đầu ra: DN cần tiếp tục và mở rộng chính sách giá linh hoạt đối với các sản phẩm và dịch vụ để thu hút thêm khách hàng; Thực hiện niêm yết giá mới mỗi khi có sự thay đổi giá sản phẩm và dịch vụ.
- Đoạn [5]: Tác giả chỉ ra giải pháp trong việc sử dụng/ quản lí nhân lực:
+ Có các chính sách hợp lí nhằm thu hút, giữ chân lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm thông qua đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm giảm bớt áp lực về việc làm trong thời kì STKT.
+ Áp dụng các hình thức tiền lương linh hoạt, tiền lương được trả theo đóng góp lao động, hiệu quả sản xuất - kinh doanh của DN và theo quan hệ thị trường để nâng cao tính kích thích, cạnh tranh của tiền lương.
- Đoạn [6]: Tác giả chỉ ra giải pháp trong tổ chức sản xuất:
+ Rà soát nhằm giảm bớt các khoản mục chi phí không cần thiết nhằm giảm giá thành sản phẩm bằng cách tổ chức hợp lí các quá trình sản xuất, lược bớt những khâu không mang lại hiệu quả.
- Đoạn [7]: Tác giả chỉ ra giải pháp đảm bảo đầu vào cho sản xuất
+ Giữ vững các nhà cung cấp hiện có và tìm kiếm thêm các nhà cung ứng mới có uy tín, chủ động đàm phán lại với các nhà cung ứng về giá đầu vào,...
+ Tận dụng tối đa chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, thực hiện vay vốn ngân hàng để đảm bảo vốn cho sản xuất - kinh doanh.
=> Mục đích chính của đoạn [4], [5], [6], [7] là “Chỉ ra một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của STKT tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.”
Chọn B.
Câu 7:
Lời giải của GV VietJack
Đọc kĩ đoạn [6]: Giảm chi phí sản xuất là cách ứng phó quan trọng và là ưu tiên số một của DN trong thời kì suy thoái. Tuy nhiên, DN cần chắc chắn rằng việc giảm chi phí này chỉ là đối với những chi phí không hiệu quả và đảm bảo cho các khoản đầu tư cốt yếu trong cả hiện tại và tương lai của DN. Vì vậy, DN phải rà soát nhằm giảm bớt các khoản mục chi phí không cần thiết nhằm giảm giá thành sản phẩm bằng cách tổ chức hợp lí các quá trình sản xuất, lược bớt những khâu không mang lại hiệu quả.
=> Đáp án đúng là “Giảm chi phí không hiệu quả.”. Chọn C.
Câu 8:
Ở đoạn [2], theo thống kê, trong giai đoạn 2006 – 2009, tốc độ tăng trưởng giảm liên tục còn xấp xỉ 4%. Điều này cho thấy rõ tình hình tài sản/ nguồn vốn của doanh nghiệp có những biến động rõ rệt.
Đúng hay sai?
Lời giải của GV VietJack
Câu 9:
Điền một cụm từ không quá bốn tiếng từ đoạn [2] để hoàn thành nhận định sau:
So với thời kì không suy thoái, để thu toàn bộ tiền hàng từ khách hàng và nhà phân phối cũng như các khoản hoàn ứng của nhân viên, doanh nghiệp phải mất _______ dài hơn.
Lời giải của GV VietJack
Chú ý vào đoạn văn: Trong thời kì suy thoái, thời gian trung bình để thu toàn bộ tiền hàng từ khách hàng và nhà phân phối cũng như các khoản hoàn ứng của nhân viên là dài hơn.
=> Cụm từ cần điền là: thời gian trung bình.
Câu 10:
Lời giải của GV VietJack
Đoạn [3] đề cập rất rõ:
- Trong thời kì suy thoái, DN gặp nhiều khó khăn nhưng theo kết quả điều tra, có tới gần 58% DN cho rằng khó khăn quan trọng nhất đó là sức mua của thị trường giảm sút một cách nghiêm trọng. Điều này đã làm giảm lượng cầu gây khó khăn cho vấn đề giải quyết đầu ra của DN.
- Theo kết quả điều tra, có tới 35/57, chiếm 61% DN điều tra chịu áp lực rất lớn về giá bán.
- Đối với DN, vì giá đầu vào tăng lên gần 20%, để đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư và cho cả quá trình tái sản xuất mở rộng, DN phải chịu áp lực không nhỏ là phải tăng giá bán.
- Đối với khách hàng, trong thời kì kinh tế khó khăn, với nguồn ngân quỹ tăng lên với tốc độ giảm hoặc thấp hơn so với thời kì trước. Vì vậy, để có thể bán được hàng hóa, DN phải giảm giá, đây là một áp lực rất lớn.
Nội dung chính của đoạn [3] là “Tác động của STKT tới quá trình tiêu thụ sản phẩm.”. Chọn A.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
PHẦN TƯ DUY ĐỌC HIỂU
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 7)
về câu hỏi!