Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 9)

68 người thi tuần này 4.6 185 lượt thi 100 câu hỏi 150 phút

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 14:

Những hình nào sau đây có ít nhất hai trục đối xứng?

Xem đáp án

Câu 25:

Xem đáp án

Đoạn văn 1

THẾ GIỚI TUYỆT ĐẸP…

[1] Trong ý nghĩ của công chúng, hoạt động khoa học thường được coi là một việc làm hoàn toàn duy lí, chỉ dựa trên logic thuần túy và tước bỏ mọi cảm xúc, và vật lí cũng là một môn khoa học nên hoàn toàn không biết đến thưởng ngoạn cái đẹp. Nó không có quyền đưa ra những đánh giá tốt, xấu, mà chỉ tính đến những sự kiện chính xác, lạnh lùng và khách quan. Tuy nhiên, dù là một nhà khoa học nhưng tôi vẫn nhạy cảm với cái đẹp và sự hài hòa của thiên nhiên như một nhà thơ hay một họa sĩ. Trong công việc, ngoài những suy ngẫm, cân nhắc ở cấp độ lí trí ra, tôi vẫn thường để mình bị dẫn dắt bởi những suy ngẫm mĩ học. Ý nghĩ cho rằng công việc của một nhà khoa học hoàn toàn không có xúc cảm là hết sức sai lầm. Con người luôn có lí trí và tình cảm, và nhà khoa học, cũng như bất kì ai, không thể tách rời những cảm xúc của mình ra khỏi lí trí khi tìm cách đối thoại với tự nhiên. Các nhà bác học vĩ đại nhất cũng đều đưa ra ý kiến rõ ràng về vai trò của cái đẹp đối với khoa học. Chẳng hạn, nhà toán học người Pháp Henri Poincaré đã nói: “Nhà khoa học không nghiên cứu tự nhiên vì mục đích vụ lợi. Anh ta nghiên cứu nó vì tìm thấy ở đó niềm vui sướng; và anh ta tìm thấy niềm vui sướng bởi vì tự nhiên rất đẹp. Nếu tự nhiên không đẹp, nó sẽ không đáng để nghiên cứu, và cuộc đời cũng sẽ không đáng sống.” Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến này. Đối với tôi, niềm đam mê nghiên cứu thực tại, không nghi ngờ gì nữa, được thúc đẩy trước tiên bởi sự cảm nhận cái đẹp của thế giới.

[2] Vậy cái đẹp trong khoa học là gì? Trước hết đó chính là vẻ đẹp vật chất của thế giới, nó đập ngay vào mắt chúng ta và làm chúng ta choáng ngợp. Như Mặt Trời không phải chỉ là nguồn sống, là ánh sáng và năng lượng; nó còn là nguồn của sự lộng lẫy và kinh ngạc. Khi đùa giỡn với bụi nước, với các phân tử khí và các tinh thể băng, khi phản xạ trên bề mặt các hạt bụi, cây cối, núi non, khi soi mình trên mặt nước đại dương và ao hồ, hay khi luồn lách giữa các đám mây, trong sương mù, Mặt Trời của chúng ta đã tạo ra những khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời, làm dịu trái tim và an ủi tâm hồn. Một vẻ đẹp thường xuyên an ủi và đôi khi thậm chí còn cứu rỗi chúng ta.

[3] Thế giới không “bắt buộc” phải đẹp, nhưng nó thực sự là như thế. Chúng ta sống trong một thế giới đầy những kì quan quang học, và bầu trời là mt bức tranh hoành tráng nơi màu sắc và ánh sáng tác động và phô diễn một cách bất ngờ nhất. Bạn không thể không ấn tượng với cầu vồng - cái vòng cung đa sắc khổng lồ xuất hiện giữa những giọt nước mưa ở cuối một trận mưa dông, sự hài hòa về sắc màu và sự hoàn hảo của các cung tròn đã tạo nên cây cầu nối giữa hai bờ thơ ca và khoa học, khiến người ta phải khâm phục và sùng kính. Rồi cảnh hoàng hôn, một lễ hội của sắc vàng, cam và đỏ chiếu rọi bầu trời ngay trước khi vầng dương biến mất dưới chân trời. Khi chúng ta buồn, đôi khi chỉ cần nhìn bầu trời xanh, đầy nắng không một gợn mây cũng đủ để vơi bớt nỗi muộn phiền. Những cảnh cực quang, khi ánh sáng bị khuếch tán với những sắc màu, hình dạng và chuyển động biến hóa dường như vô tận, mà chúng ta chỉ quan sát thấy ở những vùng vĩ độ cao, quả là một cảnh tượng thần kì khiến ta phải nghẹt thở. Chúng ta sống trong một thế giới cực kì phong phú và đa dạng, với một thiên nhiên không ngừng tự do sáng tạo và đổi mới. Trong các chuyến đi thường xuyên tới các đài thiên văn ở khắp nơi trên thế giới, tôi luôn kinh ngạc trước những rừng xương rồng trong môi trường khô cằn hoang dã và uy nghi của sa mạc Arizona, nơi có đài thiên văn Kitt Peak, hay sự hùng vĩ của dãy Andes ở Chile nơi đặt đài thiên văn Nam Âu. Do không thể cạn kiệt, sự tráng lệ của tự nhiên không bao giờ làm tôi hờ hững.

(Trịnh Xuân Thuận, Vũ trụ và hoa sen, NXB Trí thức)

Câu 41:

PHẦN TƯ DUY ĐỌC HIỂU

Mục đích chính của tác giả trong bài đọc này là gì?

Xem đáp án

Câu 50:

 Thông tin nào được suy ra từ đoạn trích trên? 

Chọn các đáp án đúng:

Xem đáp án

Đoạn văn 2

TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC

(Trích)

[1] Suy thoái kinh tế (STKT) là một giai đoạn của chu kì kinh tế, còn gọi là chu kì kinh doanh. Đó là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Vì pha phục hồi là thứ yếu nên chu kì kinh doanh cũng có thể chỉ chia thành gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (Thiện, 2009). 

[2] Trong giai đoạn 2006 - 2009, tình hình tài sản/nguồn vốn của doanh nghiệp (DN) có những biến động rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt 7,36%. Tuy nhiên, con số này lại không đều qua các năm. Năm 2007 có tốc độ tăng trưởng cao nhất với gần 11%, năm 2009 là thấp nhất với xấp xỉ 4%. Tốc độ tăng trưởng của năm 2008 tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả giai đoạn. Trong khi đó, các nghiên cứu khác về tác động của STKT đều chỉ ra rằng tài sản của DN có xu hướng giảm hay chí ít là tốc độ tăng trưởng cũng giảm so với thời kì nền kinh tế không bị suy thoái. Kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 1/3 số DN được điều tra gặp những khó khăn về vốn trong thời kì STKT. Sự khó khăn này là do tồn kho và các khoản phải thu của DN tăng lên đáng kể so với thời kì không suy thoái. Trong thời kì suy thoái, thời gian trung bình để thu toàn bộ tiền hàng từ khách hàng và nhà phân phối cũng như các khoản hoàn ứng của nhân viên là dài hơn.  

[3] Trong thời kì suy thoái, DN gặp nhiều khó khăn nhưng theo kết quả điều tra, có tới gần 58% DN cho rằng khó khăn quan trọng nhất đó là sức mua của thị trường giảm sút một cách nghiêm trọng. Điều này đã làm giảm lượng cầu gây khó khăn cho vấn đề giải quyết đầu ra của DN. Bên cạnh đó, DN cũng chịu áp lực không nhỏ về giá bán. Theo kết quả điều tra, có tới 35/57, chiếm 61% DN điều tra chịu áp lực rất lớn về giá bán. Trong đó, t lệ doanh nghiệp chế biến (DNCB) chịu áp lực về giá là lớn nhất với khoảng 75%. Con số này của doanh nghiệp sản xuất (DNSX) và doanh nghiệp dịch vụ (DNDV) lần lượt là 70% và 48%. Đối với DN, vì giá đầu vào tăng lên gần 20%, để đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư và cho cả quá trình tái sản xuất mở rộng, DN phải chịu áp lực không nhỏ là phải tăng giá bán. Đối với khách hàng, trong thời kì kinh tế khó khăn, với nguồn ngân quỹ tăng lên với tốc độ giảm hoặc thấp hơn so với thời kì trước. Vì vậy, để có thể bán được hàng hóa, DN phải giảm giá, đây là một áp lực rất lớn.

[4] STKT có ảnh hưởng lớn tới thu nhập của người tiêu dùng, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN. Để duy trì và mở rộng thị trường, DN cần tiếp tục và mở rộng chính sách giá linh hoạt đối với các sản phẩm và dịch vụ để thu hút thêm khách hàng; thực hiện niêm yết giá mới mỗi khi có sự thay đổi giá sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, việc thực hiện chính sách bán hàng trả chậm cũng hết sức quan trọng đối với DN trong thời kì suy thoái; tìm kiếm và phát triển thị trường mới nhằm tăng thị phần và tạo sức mua mới cho DN đặc biệt là đối với các sản phẩm, dịch vụ có sức mua bị giảm sút ở thị trường hiện tại; xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh các hoạt động Marketing, PR tạo thương hiệu cho DN.

[5] Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu sống còn để đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ STKT. Để tồn tại và phát triển, DN cần có các chính sách hợp lí nhằm thu hút, giữ chân lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm thông qua đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm giảm bớt áp lực về việc làm trong thời kì STKT. DN nên gắn việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn kết hợp với việc xây dựng kế hoạch về nhân sự nhằm đảm bảo sự phát triển cân bằng, ổn định. DN cần rà soát lại đội ngũ nhân sự để có kế hoạch tuyển dụng và sử dụng hợp lí

[6] Giảm chi phí sản xuất là cách ứng phó quan trọng và là ưu tiên số một của DN trong thời kì suy thoái. Tuy nhiên, DN cần chắc chắn rằng việc giảm chi phí này chỉ là đối với những chi phí không hiệu quả và đảm bảo cho các khoản đầu tư cốt yếu trong cả hiện tại và tương lai của DN. Vì vậy, DN phải rà soát nhằm giảm bớt các khoản mục chi phí không cần thiết nhằm giảm giá thành sản phẩm bằng cách tổ chức hợp lí các quá trình sản xuất, lược bớt những khâu không mang lại hiệu quả. 

[7] Trong điều kiện STKT, DN cần giữ vững các nhà cung cấp hiện có và tìm kiếm thêm các nhà cung ứng mới có uy tín; chủ động đàm phán lại với các nhà cung ứng về giá đầu vào; tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; xây dựng chính sách quản lí tồn kho hợp lí để giảm bớt chi phí tồn kho và đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và tránh những rủi ro trong cung cấp đầu vào cho sản xuất. DN cần tận dụng tối đa chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, thực hiện vay vốn ngân hàng để đảm bảo vốn cho sản xuất - kinh doanh. 

(Tác động của suy thoái kinh tế đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở một số tỉnh phía Bắc, Nguyễn Quốc Chỉnh, Nguyễn Hải Núi, Tạp chí khoa học và phát triển 2013, tập 11)

Câu 51:

Thông tin nào sau đây KHÔNG được đề cập đến trong văn bản?

Xem đáp án

Câu 54:

Dòng nào là thông tin chính xác được đề cập trong văn bản?

Xem đáp án

Câu 56:

Mục đích chính của đoạn [4], [5], [6], [7] là gì?

Xem đáp án

Câu 57:

Theo tác giả, giải pháp nào là ưu tiên số một của doanh nghiệp trong thời kì suy thoái?

Xem đáp án

Câu 60:

Nội dung chính của đoạn [3] là gì?

Xem đáp án

Đoạn văn 3

PHẢN ỨNG HẠT NHÂN

Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử không bền vững bị biến đổi thành hạt nhân của nguyên tử khác, đồng thời phát ra bức xạ dạng hạt hoặc photon có năng lượng lớn, gọi là tia phóng xạ.

Trong tự nhiên, các nguyên tố phóng xạ tự nhiên có thể phân bố trong đất, nước và trong không khí, được chia thành 4 họ phóng xạ: họ uranium, họ actinium, họ thorium và họ neptinum. Uranium được tìm thấy trong tự nhiên gồm hai đồng vị phổ biến 235U (0,711%) và 238U (99,284%). Uranium có trong đất đá, cũng xuất hiện trong thực vật và trong các mô ở người; cùng họ uranium còn có 226Ra và các sản phẩm phân rã của nó 222Rn210Pb210Bi,… Thorium chỉ có đồng vị 232Th xuất hiện trong tự nhiên, các đồng vị còn lại đều không bền.

Tia phóng xạ gồm có hạt alpha (α), hạt beta (β) và bức xạ điện từ gamma (γ), được gọi tương ứng là phóng xạ α, phóng xạ β, phóng xạ γ.

- Nhiều phản ứng phân rã hạt nhân tạo ra hạt nhân mới ở trạng thái kích thích có mức năng lượng cao, khi trở về trạng thái cơ bản (bền vững) sẽ phát bức xạ dưới dạng photon có năng lượng cao, gọi là phóng xạ γ. Phóng xạ γ thường đi kèm với phóng xạ α, β.

Các tia α, β, γ có khả năng đâm xuyên và khả năng gây ion hóa khác nhau. Tia α không đâm xuyên được qua giấy, tia β có thể đi xuyên qua giấy, tia γ đi xuyên qua giấy, da, nhựa, nhôm, vonfram,… tuy nhiên khả năng gây ion hóa của tia α là mạnh nhất, tia γ là yếu nhất.

Trong phản ứng hạt nhân, cả số khối và điện tích đều được bảo toàn:

- Phóng xạ α: Sau phóng xạ α, điện tích hạt nhân nguyên tử giảm 2 đơn vị và số khối giảm 4 đơn vị.

- Phóng xạ β-: Sau phóng xạ β-, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng 1 đơn vị, số khối không thay đổi.

- Phóng xạ β+: Sau phóng xạ β+, điện tích hạt nhân nguyên tử giảm 1 đơn vị, số khối không thay đổi.

- Phóng xạ γ: Không làm thay đổi điện tích hạt nhân nguyên tử và số khối của nguyên tử.

Phản ứng hạt nhân là sự biến đổi hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố hóa học này thành hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố hóa học khác. Có thể chia thành phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch.

- Phản ứng phân hạch: Dưới tác dụng của neutron, hạt nhân nặng phân chia thành 2 hạt nhân mới nhẹ hơn, gọi là 2 mảnh phân hạch, đồng thời giải phóng năng lượng. Nhiên liệu chủ yếu của phản ứng phân hạch là 235U và 239Pu.

- Phản ứng nhiệt hạch (Phản ứng tổng hợp hạt nhân): Là quá trình 2 hạt nhân nhẹ hợp lại để tạo thành hạt nhân mới nặng hơn, đồng thời giải phóng năng lượng. Nhiên liệu thường dùng cho phản ứng nhiệt hạch là đồng vị deuterium và tritium của H.

MeV

Đoạn văn 4

Máy thu thanh

Máy thu thanh (trong tiếng Anh gọi là radio receiver) hay còn gọi là radio, máy nghe đài,... là một loại máy, thiết bị điện tử có chức năng thu nhận các tín hiệu sóng vô tuyến từ không gian và khôi phục phát ra âm thanh. Tín hiệu ban đầu được thu nhận qua anten, khuếch đại lên và cuối cùng nhận được thông tin qua việc giải điều chế.

Câu 66:

Sơ đồ khối cơ bản của máy thu sóng điện từ gồm

Xem đáp án

Câu 67:

Nguyên tắc hoạt động của mạch chọn sóng trong máy thu là dựa vào hiện tượng

Xem đáp án

Câu 68:

Nhận định nào dưới đây là sai khi nói về vai trò của tầng điện li trong việc truyền sóng vô tuyến trên mặt đất?

Xem đáp án

Đoạn văn 5

Đường sắt Bắc Nam hay đường sắt Thống Nhất là tuyến đường sắt bắt đầu từ thủ đô Hà Nội và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đường sắt Bắc Nam chạy gần song song với Quốc lộ 1, có nhiều đoạn gặp nhau, nhất là tại các tỉnh lị. Tổng chiều dài toàn tuyến: 1,726 km, khổ rộng 1 m; đi qua 21 tỉnh và thành phố. Cùng với tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, tuyến đường sắt Bắc Nam là một phần của hệ thống tuyến đường sắt xuyên lục địa Á - Âu.

Mặt cắt thanh ray

Loại thép chủ yếu được dùng để lắp đặt đường sắt là thép ray nặng, đó là loại thép ray với trọng lượng một mét lớn hơn 30 kg. Vì phải chịu sức ép, va đập và ma sát từ xe lửa khi vận chuyển, nên thép ray nặng có yêu cầu về độ bền và độ cứng cao hơn thép ray nhẹ.

Thép ray nặng chủ yếu được dùng để lắp đường ray chính tuyến, phi chính tuyến, đường cong, đường hầm của đường sắt, và cũng có thể dùng trong đường ray của cần cẩu cáp và các loại cần cẩu khác trong xây dựng.

Câu 71:

Tại sao chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?

Xem đáp án

Câu 72:

Độ nở dài  của vật rắn tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ Δt và độ dài ban đầu  của vật đó theo biểu thức: , với α là hệ số nở dài có đơn vị là K−1 hay  (giá trị α phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn). Mỗi thanh ray đường sắt ở nhiệt độ 15oC có độ dài là 12,5 m. Biết hệ số nở dài của thanh ray là 12.10-6 K-1. Khi nhiệt độ bên ngoài là 55oC thì người ta phải để hở một khoảng bằng bao nhiêu vẫn đủ chỗ cho hai thanh nở ra mà không làm cong đường ray?

Xem đáp án

Đoạn văn 6

Carbon monoxide (CO) là một loại khí không màu, không mùi được tạo ra bằng cách đốt cháy vật liệu có chứa carbon, chẳng hạn như than đá hoặc khí tự nhiên. Carbon monoxide là nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết do tai nạn bởi ngộ độc ở Mỹ. Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh ước tính rằng ngộ độc khí carbon monoxide đã cướp đi sinh mạng của gần 500 người và khiến hơn 15.000 lượt nhập viện cấp cứu hàng năm. Các thiết bị gia dụng thông thường tạo ra carbon monoxide. Khi không được thông gió đúng cách, khí carbon monoxide thải ra từ các thiết bị này có thể tích tụ. Cách duy nhất để phát hiện carbon monoxide là thông qua thử nghiệm, sử dụng thiết bị cảm biến chuyên dụng. Bếp gas đã được biết là thải ra lượng khí carbon monoxide cao. Mức carbon monoxide trung bình trong những ngôi nhà không có bếp gas thay đổi từ 0,5 đến 5,0 phần triệu (ppm). Các mức gần bếp gas được điều chỉnh phù hợp thường là 5,0 đến 15,0 ppm và những mức gần bếp được điều chỉnh kém có thể là 30,0 ppm hoặc cao hơn. Mức CO từ 0,5 đến 15,0 ppm được coi là an toàn. Bảng 1 cho thấy mức độ khí carbon monoxide tính bằng ppm cho từng ngôi nhà trong số năm ngôi nhà, có và không có bếp gas.

Nhà

Nồng độ CO (ppm)

5

< 1,0

4

1,0 đến 5,0

3

5,0 đến 15,0

2

15,0 đến 25,0

1

> 25,0

Câu 78:

Các nguồn sinh ra khí CO là

Xem đáp án

Câu 79:

Giả sử một ngôi nhà thứ 6 được kiểm tra carbon monoxide và kết quả cho thấy mức carbon monoxide là 10,0 ppm. Theo đoạn văn, kết luận nào sau đây có thể đạt được? 

Xem đáp án

Đoạn văn 7

Một sinh viên muốn nghiên cứu tính acid và tính base của các thành phần và hóa chất gia dụng khác nhau bằng cách sử dụng chất chỉ thị pH tự chế của riêng bạn ấy. Chất chỉ thị pH là chất có màu sắc biến đổi theo tính acid hoặc tính base của dung dịch hóa học. Acid có thể được định nghĩa là chất nhường proton (hoặc ion ), trong khi base là chất nhận ion . Độ mạnh của các acid và base này có thể được đo bằng thang đo pH như trong Hình 1.

Hình 1

Thí nghiệm 1:

Một sinh viên cho một lá bắp cải tím vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với một lít nước. Tiếp theo, bạn lọc bỏ phần bã rắn lấy hỗn hợp lỏng màu tím và đóng chai. Sau đó, sinh viên này đã thêm một giọt chất chỉ thị pH bắp cải tự chế của mình vào nhiều loại hóa chất gia dụng được liệt kê trong Bảng 1. Bạn ấy đã ghi lại độ pH đã biết của những hóa chất này cũng như màu sắc mà chất chỉ thị chuyển sang khi thêm vào những hóa chất này.

Hóa chất gia dụng

Độ pH đã biết

Màu chỉ thị

Nước rửa bồn cầu

1.0

Đỏ

Nước ngọt có gas

2.5

Hồng nhạt

Nước chanh

3.0

Hồng

Giấm

4.5

Hồng đậm

Nước

7.0

Tím

Muối nở

10.0

Xanh lam

Bột giặt

12.0

Xanh lục

Nước thông cống

14.0

Vàng

Thí nghiệm 2:

Bạn sinh viên muốn xem baking soda sẽ phản ứng như thế nào khi có các hóa chất gia dụng khác. Bạn ấy đã kết hợp muối nở trong nước riêng biệt với từng hóa chất khác được sử dụng trong Thí nghiệm 1. Một số cách kết hợp sẽ tạo ra bọt khí trong khi một số cách kết hợp khác thì không. 

Câu 80:

Dãy dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần tính acid là

Xem đáp án

Câu 81:

Dung dịch nào sau đây có tính base mạnh nhất?

Xem đáp án

Đoạn văn 8

Hệ thống phân loại sinh vật cung cấp thông tin về mức độ tương đối về mối quan hệ giữa các loài. Các nhóm sinh vật được sắp xếp và phân chia vào các bậc khác nhau dựa trên những nguyên tắc nhất định. Căn cứ vào mối quan hệ giữa các nhóm, người ta có thể gộp chúng thành những cấp phân loại cao hơn. Bảng dưới đây cho biết phân loại khoa học của 5 loài.

Phân loại

Lửng Mỹ

Chó sói

Rái cá Châu Âu

Sói xám

Báo hoa mai

Giới

Động vật

(Animalia)

Động vật

(Animalia)

Động vật

(Animalia)

Động vật

(Animalia)

Động vật

(Animalia)

Ngành

Dây sống

(Chordata)

Dây sống

(Chordata)

Dây sống

(Chordata)

Dây sống

(Chordata)

Dây sống

(Chordata)

Lớp

Thú

(Mammalia)

Thú

(Mammalia)

Thú

(Mammalia)

Thú

(Mammalia)

Thú

(Mammalia)

Bộ

Ăn thịt

(Carnivora)

Ăn thịt

(Carnivora)

Ăn thịt

(Carnivora)

Ăn thịt

(Carnivora)

Ăn thịt

(Carnivora)

Họ

Chồn

(Mustelidae)

Chó

(Canidae)

Chồn

(Mustelidae)

Chó

(Canidae)

Mèo

(Felidae)

Chi

Taxidae

Canis

Lutra

Canis

Panthera

Loài

taxus

latrans

lutra

lupis

pardus

Bảng 1. Phân loại khoa học của các loài tương ứng

Ngoài ra, các nhà khoa học còn sử dụng cây phát sinh chủng loại để minh họa lịch sử tiến hóa của một nhóm các loài có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng hình thành từ một tổ tiên chung trong quá khứ. Trong một cây phát sinh loài, các loài hiện đang sống được gọi là phân loại còn tồn tại. Điểm mà hai hay nhiều đơn vị phân loại còn tồn tại gặp nhau được gọi là nút. Chiều dài các đường kẻ ngang ước tính khoảng thời gian từ khi đơn vị phân loại trước còn tồn tại cho đến khi phân li thành các loài riêng biệt. Hình dưới đây cho thấy cây phát sinh chủng loại của các loài đã được liệt kê ở bảng 1.

Hình 2. Cây phát sinh thể hiện năm loài của bảng 1

Câu 88:

Canis latrans là tên khoa học của loài sinh vật nào sau đây?

Xem đáp án

Đoạn văn 9

Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ.

Đoạn văn 10

Thalassemia (còn được gọi là bệnh tan máu bẩm sinh), là một bệnh lí huyết học di truyền liên quan đến sự bất thường của hemoglobin (một cấu trúc protein trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxi). Ở bệnh nhân Thalassemia, các hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Thalassemia là một bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. T lệ người mang gen bệnh là khoảng 7% dân số thế giới, trong đó có khoảng 1,1% cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị bệnh hoặc mang gen bệnh Thalassemia, ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 đến 500.000 trẻ sinh ra mắc Thalassemia ở mức độ nặng. Tại Việt Nam, bệnh Thalassemia được ghi nhận từ năm 1960, hiện nay có khoảng 10 triệu người mang gen bệnh, khoảng 20000 người bị Thalassemia thể nặng, ước tính mỗi năm có khoảng 2000 trẻ sinh ra mắc bệnh Thalassemia.

Hemoglobin gồm có 2 thành phần là Hem và globin, trong globin gồm có các chuỗi polypeptid. Bệnh Thalassemia xảy ra khi có đột biến tại một hay nhiều gen liên quan đến sự tổng hợp các chuỗi globin, dẫn đến tình trạng thiếu hụt các chuỗi globin này, làm cho hồng cầu vỡ sớm (tan máu), và biểu hiện triệu chứng thiếu máu. Bệnh nhân mắc Thalassemia có thể nhận gen bệnh từ bố hoặc mẹ, hoặc cả bố và mẹ.

Bệnh được gọi tên theo chuỗi globin bị khiếm khuyết, gồm có 2 loại bệnh Thalassemia chính:

+ α-Thalassemia: Thiếu hụt tổng hợp chuỗi α, do đột biến tại một hay nhiều gen tổng hợp chuỗi α-globin.

+ β-Thalassemia: Thiếu hụt tổng hợp chuỗi β, do đột biến tại một hay nhiều gen tổng hợp chuỗi β-globin.

Câu 95:

Thalassemia là một bệnh di truyền do

Xem đáp án

4.6

37 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%