Câu hỏi:
25/10/2024 276HÀNH VI TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ CỦA PHỤ NỮ KHI MẮC TRẦM CẢM SAU SINH
[1] Ở các nền văn hóa khác nhau, nhiều phụ nữ đã không chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ khi có dấu hiệu trầm cảm mặc dù họ thường xuyên liên hệ với các chuyên gia y tế trong thời kì hậu sản. Một số ít thì miễn cưỡng cung cấp thông tin liên quan đến dấu hiệu trầm cảm sau sinh để có được sự hỗ trợ từ phía chuyên gia y tế. Một nghiên cứu ở Vương quốc Anh cho thấy, hầu hết phụ nữ bị trầm cảm sau sinh không tìm sự giúp đỡ từ bất cứ nguồn nào và chỉ có khoảng 25% tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Nhiều bà mẹ đã chia sẻ không biết đến đâu để nhận được sự hỗ trợ hoặc là không biết về khả năng điều trị.
[2] Một số bà mẹ có biểu hiện một số triệu chứng của trầm cảm sau sinh như: tức ngực, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi và lo âu,... nhưng vì thiếu kiến thức về vấn đề này nên họ không biết mình bị trầm cảm sau sinh. Vì vậy, họ đã không tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ. Một số phụ nữ khác biết mình bị trầm cảm sau sinh nhưng không chịu chấp nhận điều này vì sợ rằng cuộc sống của họ sẽ gặp nhiều bất lợi nếu tiết lộ điều này hoặc có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ mẹ con.
[3] Bên cạnh đó, có một số phụ nữ nhận ra rằng họ thường không sẵn sàng hoặc không thể tiết lộ cảm xúc của mình với chồng, với các thành viên trong gia đình, bạn bè, hoặc chuyên gia y tế. Họ luôn cố gắng thể hiện cảm xúc bình thường nhằm che giấu triệu chứng của trầm cảm. Hơn thế nữa, một số bà mẹ bị trầm cảm đã tìm cách từ chối điều trị do nhận thức không đầy đủ và thường tạo ra những bất tiện trong các cuộc hẹn với nhân viên y tế. Ví dụ như nhân viên y tế hẹn nhưng họ không đến. Chính vì những lí do này có thể ảnh hưởng đến việc phụ nữ có quyết định tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ hay không.
[4] Nghiên cứu cũng cho thấy các thành viên trong gia đình thường không thể cung cấp, hỗ trợ hoặc giới thiệu giúp đỡ tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ cho phụ nữ bị trầm cảm do sự thiếu hiểu biết về bệnh này. Trong một số nền văn hóa, các thành viên trong gia đình của họ còn ngăn cản người phụ nữ tìm kiếm sự giúp đỡ, vì họ không thừa nhận triệu chứng trầm cảm hoặc không muốn chia sẻ về những khó khăn của họ với người ngoài gia đình vì sợ bị kì thị. Một số phụ nữ khác đã rất khó khăn khi tiết lộ tình trạng của họ cho các thành viên trong gia đình. Ví dụ, phụ nữ Bangladesh sống ở Anh cho biết, họ đã nói chuyện một cách thoải mái trong bệnh viện về vấn đề trầm cảm sau sinh nhưng lại gặp khó khăn khi chia sẻ với các thành viên trong gia đình mình. Bên cạnh đó, một số phụ nữ không được chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình khuyến khích, động viên họ tìm kiếm sự giúp đỡ khi họ có các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh.
[5] Nhân viên y tế có vai trò quan trọng trong việc hoặc thúc đẩy hành vi tìm kiếm giúp đỡ hoặc cản trở việc tìm kiếm giúp đỡ của phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm. Nghiên cứu của McGarry năm 2009 cho thấy, phụ nữ sau sinh bị trầm cảm đã tìm kiếm sự trợ giúp từ nhân viên y tế, cán bộ tâm lí nhưng họ cảm thấy thất vọng khi tiếp xúc vì nhân viên y tế tỏ thái độ không tôn trọng, không quan tâm tới cảm xúc, tâm trạng, dấu hiệu trầm cảm của họ.
[6] Ngoài ra, họ không hài lòng hoặc không thỏa mãn với nhân viên y tế, cán bộ tâm lí vì họ bị giới hạn thời gian tư vấn. Nhân viên y tế thường ưu tiên kê đơn thuốc hơn là tư vấn trị liệu tâm lí. Như nghiên cứu trên phụ nữ ở Bangladesh năm 2006 cho thấy: họ phàn nàn rằng nhân viên y tế không có đủ thời gian để tham vấn cho họ; họ không được khám bệnh một cách nghiêm túc; họ không được kiểm tra đúng cách.
[7] Những chuẩn mực văn hóa xã hội cũng đặt ra cho phụ nữ có liên quan đến việc họ có quyết định tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ hay không. Như ở Hoa Kì, họ quan niệm “người mẹ tốt” là có thể cảm nhận được tình yêu, sự tôn trọng và chăm sóc vô điều kiện với con cái. Chính vì quan niệm này nên họ không tiết lộ họ bị trầm cảm vì hai lí do: một là, họ sợ bị kì thị do chính bệnh tâm thần của họ. Hai là, họ sợ không thể đáp ứng tiêu chí “người mẹ tốt”. Đặc biệt, phụ nữ bị trầm cảm nhận thấy rằng họ thường bị kì thị và gặp phải định kiến, phân biệt đối xử. Như vậy, phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh có thể cảm nhận xã hội sẽ đánh giá họ là “bà mẹ xấu”. Do đó, nhận biết và hiểu được quan niệm của phụ nữ về vai trò của họ, về bối cảnh văn hóa để có thể cung cấp những hiểu biết đa dạng về rào cản nhận thức và các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến việc ra quyết định tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ là rất quan trọng.
(Theo Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai,
sau sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Y tế Công cộng, Trần Thơ Nhị, 2018)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mục đích chính của văn bản là chỉ ra những rào cản ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm hỗ trợ của phụ nữ bị trầm cảm sau sinh:
Đoạn [1], [2] : Rào cản từ bản thân người phụ nữ.
Đoạn [3], [4] : Rào cản từ phía gia đình.
Đoạn [5], [6] : Rào cản từ phía nhân viên y tế.
Đoạn [7] : Rào cản từ truyền thống văn hóa, xã hội.
Chọn C.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Phân tích, suy luận:
- Từ đoạn [2] có thông tin: Một số bà mẹ có biểu hiện một số triệu chứng của trầm cảm sau sinh như: tức ngực, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi và lo âu,... nhưng vì thiếu kiến thức về vấn đề này nên họ không biết mình bị trầm cảm sau sinh.
Ý “Không nhận thức được rõ bản thân đang có các biểu hiện của trầm cảm sau sinh” là đúng.
- Ý “Chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ khi có dấu hiệu trầm cảm nhưng không được phản hồi” sai vì theo đoạn [1], nhiều phụ nữ “không chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ khi có dấu hiệu trầm cảm mặc dù họ thường xuyên liên hệ với các chuyên gia y tế trong thời kì hậu sản”.
- Ý “Họ tuyệt đối không tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế” sai vì theo đoạn [1], vẫn có “khoảng 25% tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế”.
- Ý “Tất cả phụ nữ đều biết rõ nơi mình cần tìm đến để nhận được sự hỗ trợ nhưng vì mặc cảm nên không tới” sai vì theo đoạn [1] thì “Nhiều bà mẹ đã chia sẻ không biết đến đâu để nhận được sự hỗ trợ hoặc là không biết về khả năng điều trị”.
Chọn B.
Câu 3:
Điền cụm từ phù hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn thành thông tin về đoạn [3]:
Một số phụ nữ _______ họ không sẵn sàng chia sẻ về cảm xúc của mình với chồng, người thân, bạn bè và chuyên gia y tế. Để che giấu triệu chứng trầm cảm, họ cố gắng ______ cảm xúc bình thường. Không chỉ vậy, việc thiếu _______ cũng là một nguyên nhân khiến một số bà mẹ bị trầm cảm đã tìm cách từ chối điều trị.
Lời giải của GV VietJack
Một số phụ nữ nhận ra họ không sẵn sàng chia sẻ về cảm xúc của mình với chồng, người thân, bạn bè và chuyên gia y tế. Để che giấu triệu chứng trầm cảm, họ cố gắng biểu lộ cảm xúc bình thường. Không chỉ vậy, việc thiếu nhận thức cũng là một nguyên nhân khiến một số bà mẹ bị trầm cảm đã tìm cách từ chối điều trị.
Từ nội dung trên, ta có các từ phù hợp để điền vào các vị trí là:
- Vị trí 1: nhận ra.
- Vị trí 2: biểu lộ.
- Vị trí 3: nhận thức.
Câu 4:
Theo đoạn [4], phụ nữ luôn gặp khó khăn khi chia sẻ về vấn đề trầm cảm sau sinh.
Đúng hay sai?
Lời giải của GV VietJack
Câu 5:
Điền một cụm từ không quá hai tiếng từ đoạn [4] để hoàn thành nhận định sau:
Việc các triệu chứng trầm cảm không được _________ hoặc không muốn chia sẻ về những khó khăn của họ với người ngoài gia đình vì sợ bị kì thị là một trong những lí do khiến các thành viên trong gia đình còn ngăn cản người phụ nữ tìm kiếm sự giúp đỡ.
Lời giải của GV VietJack
Từ đoạn [2], có thông tin: Trong một số nền văn hóa, các thành viên trong gia đình của họ còn ngăn cản người phụ nữ tìm kiếm sự giúp đỡ, vì họ không thừa nhận triệu chứng trầm cảm hoặc không muốn chia sẻ về những khó khăn của họ với người ngoài gia đình vì sợ bị kì thị.
Từ cần điền: thừa nhận.
Câu 6:
Lời giải của GV VietJack
Từ đoạn [5] có thông tin: phụ nữ sau sinh bị trầm cảm đã tìm kiếm sự trợ giúp từ nhân viên y tế, cán bộ tâm lí nhưng họ cảm thấy thất vọng khi tiếp xúc vì nhân viên y tế tỏ thái độ không tôn trọng, không quan tâm tới cảm xúc, tâm trạng, dấu hiệu trầm cảm của họ.
=> Việc nhân viên y tế không tôn trọng và quan tâm đúng mức tới tình trạng của bệnh nhân đã thể hiện rằng họ thờ ơ, vô cảm với người bệnh của mình. Đây chính là một trong những lí do cản trở việc tìm kiếm giúp đỡ của phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh. Chọn C.
Câu 7:
Lời giải của GV VietJack
Từ đoạn [6] có thông tin: Nhân viên y tế thường ưu tiên kê đơn thuốc hơn là tư vấn trị liệu tâm lí.
Trầm cảm là một bệnh tâm lí nên để chữa trị cần có sự sẻ chia, đồng cảm và giúp họ tháo gỡ được các vấn đề về tâm lí nên không thể chỉ đơn thuần sử dụng thuốc là có thể chữa trị. Thế nhưng các nhân viên y tế thường ưu tiên kê đơn thuốc hơn là tư vấn trị liệu tâm lí. Từ đó cho thấy, việc chia sẻ và giúp bệnh nhân tháo gỡ các vấn đề về tâm lí chưa được chú trọng. Chọn D.
Câu 8:
Điền một cụm từ không quá bốn tiếng có trong văn bản vào chỗ trống:
Các _________ chưa phát huy được vai trò của mình trong việc giúp phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh vì việc tư vấn, khám bệnh và kiểm tra vẫn chưa được thực hiện đúng cách.
Lời giải của GV VietJack
Điền nhân viên y tế hoặc cán bộ tâm lí.
Đây là 2 cụm từ được sử dụng để nói đến các đối tượng có chuyên môn, tư vấn, thăm khám và kê đơn thuốc cho các bệnh nhân. Tuy nhiên, theo đoạn trích thì họ chưa phát huy được vai trò của mình do không có đủ thời gian để tham vấn cho bệnh nhân; bệnh nhân không được khám bệnh một cách nghiêm túc; không được kiểm tra đúng cách.
Câu 9:
Điền các từ phù hợp vào mỗi ô trống:
Một trong những lí do tác động đến việc người phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh có quyết định tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ hay không đó là những _______ văn hóa xã hội đặt ra cho phụ nữ. Và ở Hoa Kì, quan niệm về “người mẹ tốt” khiến người phụ nữ không _______ lí do bị trầm cảm do họ ________ sẽ bị kì thị do chính bệnh tâm thần của họ.
Lời giải của GV VietJack
Một trong những lí do tác động đến việc người phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh có quyết định tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ hay không đó là những chuẩn mực văn hóa xã hội đặt ra cho phụ nữ. Và ở Hoa Kì, quan niệm về “người mẹ tốt” khiến người phụ nữ không tiết lộ lí do bị trầm cảm do họ e ngại sẽ bị kì thị do chính bệnh tâm thần của họ.
Từ nội dung trên, ta có các từ phù hợp để điền vào các vị trí là:
- Vị trí 1: chuẩn mực.
- Vị trí 2: tiết lộ.
- Vị trí 3: e ngại.
Câu 10:
Lời giải của GV VietJack
Theo đoạn [6], với một người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh ví dụ ở Hoa Kì – một trong những đất nước tiên tiến và phát triển bậc nhất thế giới cũng vấp phải vấn đề bị kì thị và gặp phải định kiến, phân biệt đối xử. Không chỉ vậy, họ còn cảm nhận xã hội sẽ đánh giá họ là “bà mẹ xấu”.
=> Người phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh cảm nhận xã hội dành cho họ kì thị, phân biệt đối xử và cách đánh giá đầy định kiến khiến họ cố gắng giấu diếm tình trạng bệnh của mình. Chọn A.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định nhân vật trung tâm trong truyện. (Điền vào chỗ trống)
Nhân vật trung tâm trong đoạn trích trên là _______.
Câu 3:
Câu 4:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Theo thí nghiệm 1, ở nồng độ 10nM, thuốc (1)________ diệt khuẩn hiệu quả nhất.
Câu 5:
PHẦN TƯ DUY KHOA HỌC/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 2)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!