Câu hỏi:
25/10/2024 303MỐI QUAN HỆ KHÁC LOÀI
Quan hệ giữa các quần thể trong quần xã được phân loại gồm hai loại: quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng dựa trên lợi ích mỗi bên nhận được hoặc thiệt hại cho mỗi bên.
Mối quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ trong đó ít nhất 1 loài được hưởng lợi, bao gồm các dạng quan hệ sau: cộng sinh (hai bên đều có lợi, các loài sử dụng sản phẩm trao đổi chất của nhau, mối quan hệ này cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của cả hai); hợp tác (hai bên đều có lợi nhưng không cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của nhau); hội sinh (một loài có lợi, loài kia không có lợi và cũng không có hại).
Mối quan hệ đối kháng là mối quan hệ trong đó ít nhất 1 loài bị hại, bao gồm các dạng quan hệ sau: cạnh tranh (hai loài cạnh tranh với nhau vì một nguồn sống nào đó, kết quả có thể gây hại cho 1 hoặc cho cả 2 quần thể); kí sinh - vật chủ (một loài sống nhờ trên cơ thể loài khác, lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể vật chủ); ức chế - cảm nhiễm (một loài sống bình thường nhưng gây hại cho các loài khác sống xung quanh); vật ăn thịt - con mồi (loài này sử dụng loài khác làm thức ăn).
Con Lười ba ngón (Bradypus sp.) là loài phổ biến ở các khu vực Trung và Nam Mỹ. Đây là loài động vật chậm chạp, dành cả cuôc đời sống dưới tán cây (Hình 1) và chỉ xuống đất mỗi tuần một lần để thải hết phân. Chúng mang trên mình cả một quần xã sinh vật, gồm nhiều loài có mối quan hệ phức tạp:
Bướm đêm (Cryptoses choloepi) sống trong bộ lông của những con Lười (a) giúp bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của các loài chim ăn côn trùng, chúng di chuyển cùng những con Lười xuống dưới đất và đẻ trứng trên phân của Lười khi Lười thải phân. Ấu trùng nở ra từ trứng sẽ ăn phân của Lười. Bướm đêm trưởng thành (b) lại leo lên trên những con Lười. Ngoài bướm đêm, tảo thuộc giống Trichophyllus (c) phát triển trong bộ lông của con Lười, nhưng khi phát triển thành lượng lớn, chúng được những con Lười dùng làm thức ăn. Tảo biến màu lông của con Lười thành màu xanh lục, khiến co Lười dễ trốn kẻ thù dưới tán lá. Nấm Ascomycota cũng sinh trưởng trong lông của những con Lười, giúp phân hủy xác của bướm đêm đã chết và tạo thành nguồn dinh dưỡng cho tảo.
Kéo thả các đáp án chính xác vào chỗ trống
Khi xét mối quan hệ giữa các loài khác nhau trong quần xã, thấy rằng có hai dạng quan hệ sau: mối quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ trong đó ít nhất 1 loài _______, mối quan hệ đối kháng là mối quan hệ trong đó ít nhất 1 loài _______
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Nhận định dưới đây là đúng hay sai?
Mối quan hệ hợp tác mang đến lợi ích cho cả hai loài và mối quan hệ này cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của cả hai.
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
- Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là quan hệ hội sinh.
- Các quan hệ còn lại được nhắc đến thuộc quan hệ đối kháng.
Chọn B.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Câu 5:
Xét các mối quan hệ sinh thái:
(1) Cộng sinh
(2) Vật kí sinh và vật chủ
(3) Hội sinh
(4) Hợp tác
(5) Vật ăn thịt và con mồi
Hãy xếp theo thứ tự tăng cường tính đối kháng của các mối quan hệ trên?
Lời giải của GV VietJack
Câu 6:
Lời giải của GV VietJack
A. Sai. Sinh vật ăn thịt có số lượng ít hơn số lượng con mồi thì con mồi mới cung cấp đủ thức ăn cho sinh vật ăn thịt.
B. Sai. Mối quan hệ vật chủ - sinh vật kí sinh, vật ăn thịt – con mồi là các nhân tố gây ra hiện tượng khống chế sinh học
C. Đúng. Vật kí sinh luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn vật chủ.
D. Sai. Trên 1 vật chủ thường có rất nhiều vật kí sinh.
Chọn C.
Câu 7:
Kéo thả các đáp án chính xác vào chỗ trống.
Hãy xác định mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật trên con Lười:
Tảo và nấm là mối quan hệ: _______ Tảo và Lười là mối quan hệ: _______ Nấm và Lười là quan hệ: _______
Lời giải của GV VietJack
- Tảo và nấm là mối quan hệ hội sinh: Nấm phân hủy xác bướm đêm tạo thành thức ăn cho tảo → Tảo là loài được hưởng lợi. Nấm không được lợi cũng không bị hại.
- Tảo và Lười là quan hệ cộng sinh: Tảo được lợi nhờ nguồn nước trên bộ lông của Lười giúp tạo môi trường cho chúng sinh trưởng. Lười được lợi vì tạo giúp lười có màu xanh để dễ lẩn trốn kẻ thù và khi lượng tảo quá lớn, lười sẽ sử dụng làm thức ăn.
- Nấm và Lười là quan hệ hợp tác: Nấm được lợi từ nguồn dinh dưỡng trên lông của Lười. Lười được lợi khi Nấm giúp phân hủy xác của Bướm đêm tạo nguồn dinh dưỡng cho Tảo, Tảo phát triển thành thức ăn cho Lười.
Câu 8:
Chọn những đáp án đúng.
Để diệt những bệnh nhiễm trùng gây nên bởi vi khuẩn gram dương thì người ta có thể dùng những loại thuốc kháng sinh nào dưới đây?
Lời giải của GV VietJack
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Câu 4:
Câu 5:
PHẦN TƯ DUY ĐỌC HIỂU
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 7)
về câu hỏi!