Câu hỏi:
26/10/2024 6,468NUCLEOTIDE
Đơn phân cấu tạo nên Nucleic acid là nucleotide. Thành phần cấu tạo của đơn phân nucleotide: gồm 3 thành phần chính:
(1) một phân tử photphoric acid.
(2) một phân tử đường 5C (pentose): deoxyribose (C5H10O4) ở DNA và ribose (C5H10O5) ở RNA.
(3) một trong các loại nitrogenous bases.
Hình 1. Cấu tạo nucleotide cấu tạo nên ADN hoặc ARN
Các nucleotide liên kết với nhau theo kiểu đường deoxyribose của nucleotide phía trước liên kết với photphoric acid của nucleotide phía sau bằng liên kết cộng hóa trị (liên kết este) theo chiều 5’ – 3’ tạo thành mạch polynucleotide được gọi là cấu trúc bậc 1 của DNA.
Khi Erwin Chargaff và cộng sự phân tích thành phần DNA của nhiều sinh vật khác nhau, họ thấy rằng nồng độ của thymine luôn bằng nồng độ của adenine và nồng độ của cytosine luôn bằng với nồng độ của guanine. Trên cơ sở đó, họ đã đưa ra kết luận: số lượng A = T, G = C; tỉ số A+T/G+C đặc trưng cho mỗi loài sinh vật. Watson và Crick đã mô tả mô hình cấu trúc không gian của phân tử DNA như sau:
- Phân tử DNA gồm hai chuỗi polynucleotide xoắn song song ngược chiều quanh một trục chung. Các gốc nitrogenous bases quay vào phía trong của vòng xoắn, còn các gốc H3PO4, pentose quay ra ngoài tạo phần mặt của hình trụ.
- Khoảng cách giữa các cặp nitrogenous base là 3,4 Å. Cứ 10 nucleotide tạo nên một vòng quay. Chiều cao của mỗi vòng xoắn là 34 Å, gồm 10 bậc thang do 10 cặp nitrogenous bases tạo nên. Đường kính của vòng xoắn là 20 Å.
- Tính chất bổ sung giữa các cặp nitrogenous base dẫn đến tính chất bổ sung giữa hai chuỗi polynucleotide của DNA. Do đó biết thành phần, trật tự sắp xếp của các nucleotide trên chuỗi này sẽ suy ra thành phần, trật tự sắp xếp của các nucleotide trên chuỗi kia.
Hình 3. Cấu trúc không gian của phân tử DNA
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống sau đây.
Đơn phân cấu tạo nên nucleic acid là nucleotide. Các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết (1) ________ theo chiều 5’ – 3’ tạo thành mạch polynucleotide được gọi là cấu trúc bậc 1 của DNA.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Nhận định dưới đây là đúng hay sai?
Trong phân tử DNA, do tính chất bổ sung giữa các cặp nitrogenous base nên số lượng các loại nucleotide A = T, G = C.
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Thành phần cấu tạo của đơn phân nucleotide gồm:
(1) một phân tử photphoric acid
(2) một phân tử đường 5C (pentose): deoxyribose (C5H10O4) ở DNA và ribose (C5H10O5) ở RNA
(3) một trong các loại nitrogenous bases (A, G, T, C).
→ Bốn loại nucleotide trong cấu trúc phân tử DNA phân biệt nhau ở thành phần: Nitrogenous bases. Chọn A.
Câu 4:
Hình ảnh sau mô tả cấu trúc một đơn phân nucleotide của phân tử DNA. Hãy cho biết các thành phần cấu tạo tương ứng trong một nucleotide?
Lời giải của GV VietJack
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Áp dụng theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết H, G liên kết với C bằng 3 liên kết H và ngược lại. Đồng thời, hai mạch liên kết ngược chiều. Ta có:
Đoạn mạch thứ nhất: 3’-ATGTACCGTAGG-5’
Đoạn mạch thứ hai: 5’-TACATGGCATCC-3’.
Chọn D.
Câu 6:
Lời giải của GV VietJack
- Tỉ lệ (A+T)/(G+C) phản ánh số lượng liên kết hydrogen trong phân tử DNA. Theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T bằng 2 liên kết H, G liên kết với C bằng 3 liên kết H và ngược lại), tỉ lệ (A+T)/(G+C) tỉ lệ nghịch với số lượng liên kết H trong phân tử.
- Số lượng liên kết H tỉ lệ thuận với khả năng chịu nhiệt của phân tử DNA.
+ Loài 1 có tỉ lệ (A+T)/(G+C) = 1,3 → có ít liên kết H hơn → có thể sống ở môi trường bình thường.
+ Loài 2 có tỉ lệ (A+T)/(G+C) = 0,4 → có nhiều liên kết H hơn → có thể sống ở môi trường suối nước nóng.
Chọn B.
Câu 7:
Điền các đáp án chính xác vào chỗ trống.
Khi phân tích một số mẫu vật chất di truyền, người ta thu được kết quả sau đây. Xác định dạng vật chất di truyền (DNA hay RNA, mạch đơn hay mạch kép) của mỗi mẫu vật.
Mẫu |
A |
G |
T |
C |
U |
1 |
20 |
30 |
20 |
30 |
0 |
2 |
20 |
20 |
30 |
30 |
0 |
3 |
20 |
30 |
0 |
30 |
20 |
4 |
20 |
20 |
0 |
30 |
30 |
Vật chất di truyền của mẫu 1 là: (1) ________.
Vật chất di truyền của mẫu 2 là: (2) ________.
Vật chất di truyền của mẫu 3 là: (3) ________.
Vật chất di truyền của mẫu 4 là: (4) ________.
Lời giải của GV VietJack
(1) Vật chất di truyền ở mẫu (1) gồm 4 loại đơn phân: A, T, G, C chứng tỏ là DNA; số Nu loại A = T, G = C chứng tỏ là DNA mạch kép hoặc DNA mạch đơn.
(2) Vật chất di truyền ở mẫu (2) gồm 4 loại đơn phân: A, T, G, C chứng tỏ là DNA; số Nu loại A ≠ T, G ≠ C chứng tỏ là DNA mạch đơn.
(3) Vật chất di truyền ở mẫu (3) gồm 4 loại đơn phân: A, U, G, C chứng tỏ là RNA; số Nu loại A = U, G = C chứng tỏ là RNA mạch kép hoặc RNA mạch đơn.
(4) Vật chất di truyền ở mẫu (4) gồm 4 loại đơn phân: A, U, G, C chứng tỏ là RNA; số Nu loại A ≠ U, G ≠ C chứng tỏ là RNA mạch đơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.
Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, người kể chuyện là tía của An.
Đúng hay sai?
Câu 3:
Hãy điền một cụm từ không quá hai tiếng để hoàn thành câu văn sau:
Trong sự phát triển của đời sống, giới trẻ ngày nay có xu hướng _______________ hình thức giải trí sang các hoạt động trực tuyến thay vì đọc sách, báo in như thập niên trước.
Câu 4:
Chọn các đáp án chính xác.
Tế bào ung thư có đặc điểm nào sau đây?
Câu 5:
Câu 6:
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 7)
về câu hỏi!