Câu hỏi:
12/11/2024 32Viết bài văn tả một người mà em thường gặp.
* Gợi ý
- Mở bài: Giới thiệu người định tả.
- Thân bài:
+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật): Về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng.
+ Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác).
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Nhà em nằm ở giữa một khu phố nhỏ yên bình, ở ngoại ô thành phố. Cách vườn cây là đến hai nhà hàng xóm sát vách. Trong đó, có một vị hàng xóm rất đặc biệt, đó là bác Ngọc, tổ trưởng tổ dân phố.
Bác Ngọc là cái tên được cả khu phố vui vẻ và quý mến khi nhắc đến. Bác góa vợ, con gái lại lấy chồng trên thành phố nên bác sống một mình trong căn nhà nhỏ. Chính vì thường ngày bác rất tốt bụng, hễ có ai cần giúp bác đều xắn tay áo không nề hà mà đến giúp hết sức. Em không biết năm nay bác bao nhiêu tuổi, chỉ thấy bác thường mặc bộ đồ Tàu lịch sự và đẹp đẽ như mấy diễn viên trên phim. Mái tóc muối tiêu của bác được chải gọn về sau đầu, để lộ cái trán hơi hói nhẵn bóng.
Dáng người bác đậm chứ không gầy, thế nhưng mỗi bước đi đều nhanh nhẹn khỏe khoắn chứ không hề có dấu hiệu của tuổi già. Cứ mỗi sáng bác lại đạp xe một vòng quanh khu phố kiểm tra tình hình, quay về nhà đọc báo, xem thời sự và làm vài việc của khu phố. Nhà bác có một vườn cây ăn trái rộng, đây là khu vui chơi lí tưởng của đám con nít trong khu phố. Bác cũng rất thoải mái, bác nói mình bác ăn không hết nên mấy đứa cứ hái mà ăn. Chỉ chờ có vậy, chúng em ùa lên hái nào là xoài, ổi, mận, cóc,... ăn đến no nê. Mỗi lần như thế, bác cười hiền từ rồi chuẩn bị nước cho chúng em rửa tay chân nữa.
Bác Ngọc rất được lòng mọi người bởi tính tình thẳng thắn và trách nhiệm với công việc của mình. Khu phố nhờ có bác mà quy củ hơn hẳn, không có gia đình nào gây lộn hay trộm vặt nữa. Em rất quý người hàng xóm đặc biệt này.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Những câu nào dưới dây sử dụng dấu gạch ngang? Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi câu tìm được.
a. Ngày 22 tháng 3 năm 2022, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc khoá VII.
(Dương Hồng)
b. Năm 1989, đoàn chuyên gia của Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên đã về khảo sát tại Vườn Quốc gia Bạch Mã để tìm hiểu về loài trĩ sao – loài chim quý hiếm đã được ghi vào Sách đỏ.
(Anh Lan)
c. Khu bảo tồn động vật Ngô-rông-gô-rô có diện tích hơn 8.000 ki-lô-mét vuông, nằm ở phía đông bắc quốc gia Tan-da-ni-a (châu Phi).
(Minh Quang)
Câu 3:
Chọn dấu gạch ngang hoặc dấu gạch nối thay cho mỗi chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:
Ha ( ) na ( ) mi là lễ hội Hoa anh đào truyền thống của Nhật Bản. Lễ hội này diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm khi hoa anh đào nở rộ. Vào những ngày lễ hội, du khách đến đây có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị:
( ) Đi dạo hoặc bơi thuyền ngắm hoa anh đào.
( ) Tổ chức tiệc trà trong vườn hoa anh đào.
( ) Thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, trong đó có nhiều món được chế biến từ hoa anh đào.
( ) Ca hát hoặc giao lưu văn hoá nghệ thuật truyền thống mừng mùa hoa anh đào nở.
(Theo Thanh Long)
Câu 4:
Viết đoạn văn (3 – 4 câu) giới thiệu một danh lam thắng cảnh trên thế giới hoặc ở Việt Nam, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang.
*Gợi ý:
- Đó là danh lam thắng cảnh nào?
- Danh lam thắng cảnh đó có đặc điểm gì?
- Cảm xúc, tình cảm của em?
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 14 có đáp án
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!