Câu hỏi:
13/11/2024 110Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
PHÂN XỬ TÀI TÌNH
\
Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.
Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo:
- Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải, bảo là của mình.
Người kia cũng rưng rưng nước mắt:
- Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm.
Đòi người làm chứng nhưng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi như nhau, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo:
- Hai người đều có lí nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa.
Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.
Lần khác, quan tới vãn cảnh một ngôi chùa. Sư cụ đón tiếp kính cẩn, rồi nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất.
Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo:
- Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ.
Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ kẻ có tật mới hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội.
Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI
Vị quan án trong truyện phân xử tài tình được giới thiệu là người như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn C. Là một người rất tài, vụ án nào ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Trong vụ án thứ nhất, hai người đàn bà tới công đường nhờ phân xử chuyện gì?
Lời giải của GV VietJack
Chọn B. Chuyện mất cắp tấm vải, hai người đàn bà tố cáo nhau ăn cắp tấm vải của mình, nhờ quan phân xử.
Câu 3:
Quan đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
☐ Cho đòi người làm chứng nhưng cả hai đều không tìm thấy người làm chứng.
☐ Cho lính về nhà hai người đàn bà, xét cả hai đều có khung cửi và cùng ra chợ bán vào hôm ấy, khiến vụ án lại càng nan giải.
☐ Sai lính đánh hai người đàn bà 100 roi, cuối cùng người phụ nữ ăn cắp cũng phải bật khóc nhận tội.
☐ Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này và thét trói người kia lại.
Lời giải của GV VietJack
Những biện pháp mà quan đã dùng để tìm ra người lấy cắp tấm vải là:
- Cho đòi người làm chứng nhưng cả hai đều không tìm thấy người làm chứng.
- Cho lính về nhà hai người đàn bà, xét cả hai đều có khung cửi và cùng ra chợ bán vào hôm ấy, khiến vụ án lại càng nan giải.
- Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này và thét trói người kia lại.
Câu 4:
Khi quan tới vãn cảnh ở một ngôi chùa, đã xảy ra chuyện gì ở nơi đây?
Lời giải của GV VietJack
Chọn A. Sư cụ nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất.
Câu 5:
Quan đã dùng cách nào để tìm ra kẻ đã lấy trộm tiền của nhà chùa?
Lời giải của GV VietJack
Chọn B. Yêu cầu mỗi người dùng nắm thóc đã ngâm rồi vừa chạy đàn vừa niệm Phật. Đức Phật rất linh thiêng, ai là kẻ gian, thóc trong tay kẻ đó sẽ nảy mầm.
Câu 6:
Vì sao quan lại dùng cách đó để tìm ra kẻ đã lấy trộm tiền của sư cụ?
Lời giải của GV VietJack
Chọn B. Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
Câu 7:
Theo em, quan phá được các vụ án là nhờ đâu?
Lời giải của GV VietJack
- Nhờ sự thông minh, quyết đoán.
- Nắm vững đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.
Câu 8:
Ý nghĩa của câu chuyện Phân xử tài tình?
Lời giải của GV VietJack
Chọn C. Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
Câu 9:
Em hãy điền từ còn thiếu để hoàn thành chú thích sau:
Quan án là ...................................................................... chuyên lo việc điều tra và ....................................................
Lời giải của GV VietJack
Quan án là chức quan thời xưa chuyên lo việc điều tra và xét xử.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết 2 – 3 câu có kết từ để giới thiệu về một bức tranh mà em thích.
Câu 2:
Các từ in đậm dưới đây được dùng để làm gì?
Em Thuý là bức tranh sơn dầu do hoạ sĩ Trần Văn Cần sáng tác vào năm 1943. Bức tranh về một bé gái 8 tuổi, có mái tóc ngắn, đôi mắt mở to, trong sáng và nét mặt thơ ngây. Bức tranh được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của tranh chân dung Việt Nam thế kỉ XX.
(Hà Phan)
Câu 3:
Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội.
* Gợi ý
- Mở đoạn: Nêu hiện tượng (sự việc) và ý kiến của người viết (tán thành hay không tán thành)
- Thân đoạn: Đưa ra những lí do giải thích cho ý kiến của người viết.
- Kết đoạn: Khẳng định lại ý kiến của người viết.
Câu 4:
Gạch chân các từ nối được dùng thành cặp trong những câu dưới đây:
a. Vì những bức tranh của Bùi Xuân Phái mang hồn cốt của phố cổ Hà Nội nên tranh của ông được gọi là “Phố Phái”.
b. Mặc dù phim hoạt hình thường hướng tới đối tượng trẻ em, nhưng nhiều người lớn vẫn rất yêu thích loại phim này.
c. Dân ca quan họ không những là niềm tự hào của người dân Kinh Bắc mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.
d. Nếu bạn thực sự yêu thích ba lê thì bạn nên theo học từ khi còn nhỏ.
Câu 5:
Trong vụ án thứ nhất, hai người đàn bà tới công đường nhờ phân xử chuyện gì?
Câu 6:
Quan đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
☐ Cho đòi người làm chứng nhưng cả hai đều không tìm thấy người làm chứng.
☐ Cho lính về nhà hai người đàn bà, xét cả hai đều có khung cửi và cùng ra chợ bán vào hôm ấy, khiến vụ án lại càng nan giải.
☐ Sai lính đánh hai người đàn bà 100 roi, cuối cùng người phụ nữ ăn cắp cũng phải bật khóc nhận tội.
☐ Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này và thét trói người kia lại.
về câu hỏi!