Câu hỏi:
14/11/2024 1,455Hòa tan hỗn hợp bột kim loại gồm 8,4 g Fe và 6,4 g Cu vào 350 mL dung dịch AgNO3 2 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được bao nhiêu gam chất rắn?
Quảng cáo
Trả lời:
nFe = 0,15 mol; nCu = 0,1 mol
Þ AgNO3 dư
Fe + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3Ag
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
mchất rắn = mAg = (0,15.3 + 0,1.2).108 = 70,2 g
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ đựng 1,0 g hỗn hợp X gồm Al2O3 và CuO tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dẫn khí đi ra vào nước vôi trong dư, tạo thành 0,4 g kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng CuO trong X là bao nhiêu?
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Tính dẻo của kim loại là do
A. kim loại ở trạng thái rắn có cấu trúc tinh thể.
B. sự trượt của các lớp nguyên tử trong mạng tinh thể kim loại.
C. các electron tự do luôn chuyển động và giữ các nguyên tử kim loại liên kết với nhau.
D. kim loại ở trạng thái rắn không có cấu trúc tinh thể.
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây về đặc điểm của nguyên tử kim loại là đúng?
Trong cùng một chu kì, so với các nguyên tử nguyên tố phi kim thì
A. nguyên tử kim loại có điện tích hạt nhân nhỏ hơn và bán kính lớn hơn nên dễ nhường electron hóa trị hơn.
B. nguyên tử kim loại có điện tích hạt nhân lớn hơn và bán kính lớn hơn nên dễ nhường electron hóa trị hơn.
C. nguyên tử kim loại có điện tích hạt nhân nhỏ hơn và bán kính nhỏ hơn nên dễ nhường electron hóa trị hơn.
D. nguyên tử kim loại có điện tích hạt nhân nhỏ hơn và bán kính lớn hơn nên khó nhường electron hóa trị hơn.
Câu 4:
Hòa tan 23,4 g hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 thu được 15,12 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là bao nhiêu?
Câu 5:
Kim loại có khả năng dẫn điện vì
A. chúng có cấu tạo tinh thể.
B. trong tinh thể kim loại, các electron liên kết yếu với hạt nhân, chuyển động tự do trong toàn bộ mạng tinh thể.
C. trong mạng tinh thể kim loại, các anion chuyển động tự do.
D. trong mạng tinh thể kim loại có các cation kim loại.
Câu 6:
Dãy kim loại nào sau đây có phản ứng với dung dịch sulfuric acid đặc, nóng tạo thành khí sulfur dioxide?
A. Na, K, Au. B. Al, Fe, Cu.
C. Ag, Au, Pt. D. Cu, Ag, Au.
Câu 7:
Ngâm các mẫu sau vào dung dịch acid rồi để ngoài không khí, mẫu nào không xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Miếng gang. B. Lá đồng.
C. Miếng tôn. D. Đinh sắt.
2.1. Xác định công thức phân tử peptit
5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P2)
1.1. Khái niệm
5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P1)
Bài tập thủy phân(P1)
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 5: Pin điện và điện phân
Tổng hợp bài tập Hóa vô cơ hay và khó (P3)
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 8: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận