Câu hỏi:
15/11/2024 28Dùng Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết để tự kiểm tra, đánh giá văn bản Những giải pháp khắc phục tình trạng tin giả trên mạng Internet trong sách giáo khoa. Từ đó, ghi lại kinh nghiệm bản thân rút ra khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Học sinh dùng bảng kiểm để tự kiểm tra, đánh giá bài viết trong sách giáo khoa, sau đó ghi lại những kinh nghiệm rút ra khi thực hiện bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết.
- Kinh nghiệm bản thân rút ra khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết.
+ Xác định rõ yêu cầu kiểu bài: bàn luận về vấn đề cần giải quyết và đề xuất được những giải pháp phù hợp, khả thi.
+ Lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng, bằng chứng thuyết phục.
+ Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định phương tiện liên kết giữa các vế trong các câu ghép dưới đây. Nêu tác dụng của việc lựa chọn phương tiện liên kết này.
a. Các quốc gia giàu nhất chịu trách nhiệm nhiều nhất về khủng hoảng khí hậu, nhưng các quốc gia nghèo nhất, các dân tộc, cộng đồng dễ bị tổn hại lại phải nhận những tác động trước nhất và tồi tệ nhất.
(An-tô-ni-ô Gu-tê-rét, Bài phát biểu của
Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu)
b. Nhưng dù cho tai hoạ có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.
(G.G. Mác-két, Đấu tranh cho một thế giới hoà bình)
c. Tuy vầng trăng đầy đặn, nhưng bầu trời vẫn bị lớp mây mỏng che phủ, cho nên không được sáng tỏ cho lắm.
(Chu Tự Thanh, Trăng sáng trên đầm sen)
Câu 2:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI
PHÒNG CHỐNG AIDS, 01-12-2003
Cô-phi An-nan (Kofi Annan)
Cách đây hai năm, các quốc gia trên thế giới đã nhất trí rằng để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS, cần phải có sự cam kết, nguồn lực và hành động. Tại phiên họp đặc biệt vào năm 2001 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về HIV/AIDS, các quốc gia đã nhất trí thông qua Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS, trong đó đưa ra một loạt mục tiêu cụ thể kèm theo thời hạn để chiến đấu chống lại dịch bệnh này.
Ngày hôm nay, chúng ta đã cam kết và các nguồn lực đã được tăng lên. Song những hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế.
Đến thời điểm này, ngân sách dành cho phòng chống HIV đã được tăng lên một cách đáng kể, nhờ vào sự cam kết đóng góp tại từng quốc gia. Đồng thời, vấn đề thành lập Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao và sốt rét cũng đã được thông qua. Đại đa số các nước đã xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS của mình. Ngày càng có nhiều công ty áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc. Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng đã luôn đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS, hiện đang hoạt động tích cực trong việc phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các tổ chức khác để cùng nhau ứng phó với bệnh dịch này.
Nhưng cũng chính lúc này, dịch HIV/ AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng. HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn còn an toàn – đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-ran (Ural) đến Thái Bình Dương.
Chúng ta đã không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra cho năm nay theo Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV|AIDS. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta đã bị chậm trong việc giảm quy mô và tác động của dịch so với chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2005. Lẽ ra chúng ta phải giảm được 1/4 số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa trẻ sơ sinh bị nhiễm; và lẽ ra chúng ta phải triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi. Với tiến độ như hiện nay, chúng ta không đạt được bất kì mục tiêu nào vào năm 2005.
Rõ ràng, chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết. Chúng ta không thể tuyên bố rằng những thách thức cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng hơn và cấp bách hơn. Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình.
Đó là lí do chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được đến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn nữa, nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn diễn ra đối với những người nhiễm HIV/AIDS. Hãy đừng để một ai đó có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào chắn ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết.
Nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm nay, tôi kêu gọi các bạn hãy cùng tôi lên tiếng thật to và dõng dạc về HIV/ AIDS. Hãy cùng tôi đánh đổ các thành luỹ của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này.
Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV / AIDS bắt đầu từ chính các bạn.
(In trong Ngữ văn 12, tập một, Phan Trọng Luận (Tổng Chủ biên),
NXB Giáo dục, 2009)
a. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản. Em ấn tượng với lí lẽ, bằng chứng nào nhất?
b. Em có tán thành với ý kiến: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết” không? Vì sao? Từ đó, em có nhận xét gì về những giải pháp được nêu ở cuối văn bản?
c. Thông điệp gọi ra từ văn bản có còn ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay không? Tìm những ví dụ từ thực tế để làm sáng tỏ ý kiến của em.
d. Hãy thiết kế một sản phẩm truyền thông (bài báo, đoạn phim ngắn, infographic, tranh cổ động,...) để tuyên truyền về phòng chống phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV / AIDS.
Câu 3:
Bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội là gì? Vì sao khi đọc hiểu văn bản, ta cần quan tâm đến bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội?
Câu 4:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Các nước châu Âu là nơi nhất thể hoá gần như không có biên giới, nhưng người Đức và người Bỉ không bị lẫn vào nhau, người Hà Lan vẫn giữ được văn hoá riêng, các dân tộc không hề bị xoá nhoà. (2) Bên cạnh đó, mỗi một quốc gia cũng chính là một cộng đồng rộng lớn đối với mọi người, nơi mà các thành viên không bao giờ gặp mặt trực tiếp hết tất cả những thành viên khác.
(Nam Lê – Như Ý, Bản sắc dân tộc: cái gốc của mọi công dân toàn cầu)
a. Phân tích cấu trúc các câu trong đoạn trích trên, sau đó, cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép.
b. Nêu tác dụng của việc lựa chọn các kiểu câu (câu đơn, câu ghép) trong đoạn trích trên.
Câu 5:
Cho đoạn trích sau:
Các anh chị em thân mến, đã đến lúc chúng ta phải lên tiếng.
[...]
Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy đảm bảo giáo dục bắt buộc miễn phí cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới.
Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy đấu tranh chống lại khủng bố và bạo lực, để bảo vệ trẻ em trước hung tàn và tổn hại.
Chúng tôi kêu gọi các quốc gia phát triển hãy hỗ trợ mở rộng cơ hội giáo dục cho trẻ em gái ở các nước đang phát triển.
(Ma-la-la Diu-sa-phdai (Malala Yousafzai),
Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới)
a. Nhận xét về cấu trúc của các câu in đậm trong đoạn trích trên.
b. Theo em, vì sao tác giả lựa chọn cấu trúc câu như vậy?
Câu 6:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
a. Văn bản này quảng cáo sản phẩm gì? Dựa vào đâu mà em biết?
b. Văn bản đã sử dụng những cách thể hiện nào để thuyết phục người đọc?
c. Kiểu chữ, cỡ chữ trong văn bản được sử dụng phối hợp như thế nào?
d. Em có nhận xét gì về tác dụng của việc sử dụng kết hợp ngôn ngữ và hình ảnh minh hoạ trong văn bản?
đ. Theo em, văn bản đã đáp ứng yêu cầu của một tờ rơi như thế nào?
Câu 7:
Ý tưởng, thông điệp trong văn bản có mối quan hệ với nhau như thế nào?
về câu hỏi!