Câu hỏi:
15/11/2024 24Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói ma trong các trường hợp sau:
a.
Đồn rằng quan tướng có danh,
Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai
Ban khen rằng: “Ấy mới lài”,
Ban cho cái áo với hai đồng tiền.
(Ca dao)
b.
Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng,
(Ca dao)
c.
Công anh làm rể Chương Đài,
Một năm ăn hết mười hai vại cà.
Giếng đâu thì dắt anh ra,
Kẻo anh chết khát vì cà nhà em
(Ca dao)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a.
Đồn rằng quan tướng có danh,
Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai.
Ban khen rằng: “Ấy mới tài”,
Ban cho cái áo với hai đồng tiền.
Biện pháp nói mỉa (1): quan tướng có danh (nghĩa là có vị quan võ có tên tuổi, mọi người biết đến) nhưng tài năng chỉ đơn giản là biết cưỡi ngựa một minh. Đó không phải cái tài của một vị tướng mà chỉ là kĩ năng bình thường. Vậy lời khen “quan tướng có danh” có ý ngược lại: vị quan bất tài.
Biện pháp nói mỉa (2): kĩ năng bình thường đó lại được khen là tài năng hiếm có (Ấy mới tài), nhưng ban thưởng lại rất bình thường (cái áo với hai đồng tiền). Vậy lời khen “Ấy mới tài” có ý ngược lại: tài chỉ xứng với món quà thưởng thấp kém.
b.
Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng.
Biện pháp nói mỉa (1): làm trai thường gắn với những việc lớn, tề gia trị quốc, chấn hưng xã hội. Nhưng việc lớn ở đây chỉ là một việc rất nhỏ: gánh hai hạt vừng. Vậy lời khen “làm trai cho đáng sức trai” có ý ngược lại: kẻ bất tài vô dụng.
Biện pháp nói mỉa (2): động tác “khom lưng chống gối” thường chỉ dùng khi người ta mang vác những thứ rất nặng, nhưng thứ đó ở đây chỉ là “hai hạt vừng”. Vậy hình ảnh miêu tả sự cực nhọc “khom lưng chống gối” có ý ngược lại: sự ra vẻ cực nhọc trong khi bản chất công việc không đáng phải cực nhọc.
c.
Công anh làm rể Chương Đài,
Một năm ăn hết mười hai vại cà.
Giếng đâu thì dắt anh ra,
Kẻo anh chết khát vì cà nhà em.
Biện pháp nói mỉa: lời yêu cầu dắt ra giếng để uống nước có ý chỉ việc ăn cà quá nhiều và quá mặn khiến cho chàng rể bị khát, hàm ý trách móc gia đình cô vợ keo kiệt với chàng trai ở rể.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bạn nhận định như thế nào về diễn biến tâm lí của Giăng Van-giăng khi được dẫn đến trước giám mục và khi được nhận đôi chân đèn bằng bạc? Chi tiết nào thể hiện chuỗi diễn biến tâm lí đó? Vì sao anh “không nhớ mình có hứa với giám mục điều gì hay không”?
Câu 2:
Trình bày những điểm tương đồng và khác biệt giữa tiểu thuyết trung đại và tiểu thuyết hiện đại. Có thể sử dụng bảng sau:
So sánh |
Tiểu thuyết trung đại |
Tiểu thuyết hiện đại |
|
Điểm tương đồng |
|
||
Điểm khác biệt |
Văn tự |
|
|
Ảnh hưởng |
|
|
|
Kết cấu |
|
|
|
Cốt truyện |
|
|
|
Điểm nhìn |
|
|
|
Tư duy sáng tác |
|
|
Câu 3:
Phân tích thông điệp của văn bản qua hình ảnh Giám mục My-ri-en và đôi chân đèn bằng bạc.
Câu 4:
Thế nào là bài trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội?
Câu 5:
Đầu không phải là điểm khác nhau giữa tiểu thuyết và truyện ngắn?
a. Quy mô của tiểu thuyết lớn hơn so với truyện ngắn
b. Tiểu thuyết thường được in thành một ấn bản riêng, truyện ngắn được in dưới dạng tập truyện.
c. Tiểu thuyết được đánh giá cao hơn về giá trị nghệ thuật so với truyện ngắn.
d. Số lượng nhân vật của tiểu thuyết nhiều hơn, được tổ chức thành nhiều tuyến truyện hơn so với truyện ngắn.
e. Không gian và thời gian của tiểu thuyết rộng, dài hơn so với truyện ngắn.
Câu 6:
Ngôn ngữ của nhân vật tiểu thuyết thể hiện:
a. Xuất thân và nền tảng văn hoá của nhân vật.
b. Tính cách, thái độ, cảm xúc của nhân vật.
c. Thái độ, quan điểm của người kể chuyện đối với nhân vật.
d. a và b đúng
e. b và c đúng
Câu 7:
về câu hỏi!