Câu hỏi:

15/11/2024 934

Nêu một số biểu hiện về tính phong phú, đa dạng và tính thống nhất trong phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Tính phong phú, đa dạng

Sự phong phú, đa dạng của các bộ phận/ thể loại: Nếu tập Truyện và kí là những áng văn xuôi viết bằng tiếng Pháp mang phong cách hiện đại của phương Tây, thì Nhật kí trong tù và thơ trữ tình sáng tác trong kháng chiến chống thực dân Pháp của Hồ Chí Minh lại mang đậm phong vị cổ điển của thơ Đường, thơ Tống. Nếu văn xuôi tự sự của Người thể hiện trí tưởng tượng bay bổng, khả năng hư cấu, sáng tạo độc đáo của nhà nghệ sĩ tài ba thì văn chính luận, thơ ca tuyên truyền của Người lại thể hiện một tư duy sắc bén, chú trọng hiệu quả thực tiễn của một nhà hoạt động cách mạng dạn dày.

Sự phong phú, đa dạng về phong cách sáng tác ngay trong từng bộ phận/ thể loại:

– Văn chính luận của tác giả Hồ Chí Minh cho thấy sự kết hợp khéo léo, hài hoà: giàu lí trí, lập luận chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn, tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người đọc, người nghe; nhưng khi cần, cũng chứa chan tình cảm, thân mật, ôn tồn, đi thẳng vào lòng người, để lại nhiều dư vị thấm thía.

– Truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc thường cho thấy có tiếng cười nhẹ nhàng hóm hỉnh nhưng thâm thuý, sâu cay, đồng thời cũng thấm đượm chất trữ tình.

– Thơ tuyên truyền, vận động cách mạng của Hồ Chí Minh thường giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, giàu tính thực tiễn, tính thời sự, có khả năng truyền cảm hứng và vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc; trong khi thơ trữ tình của Người lại luôn hài hoà giữa tính hiện đại và phong vị cổ điển.

b. Tính thống nhất thể hiện trên cả hai phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật

Trên phương diện nội dung tư tưởng: Mọi tác phẩm của Người đều thấm nhuần tình cảm yêu nước, tinh thần dân chủ và lập trường dân tộc.

Trên phương diện hình thức nghệ thuật: Với cái nhìn ấm áp, lạc quan về cuộc sống con người, hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của Hồ Chí Minh luôn có sự vận động tự nhiên, khoẻ khoắn, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Người thường sử dụng lối viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị đi đôi với sự sáng tạo, linh hoạt; luôn có sự kết hợp tự nhiên, hài hoà giữa phong vị cổ điển và tính hiện đại.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Chủ thể trữ tình trong bài thơ là người tù được xưng là “nhân” (người) ở dòng thơ thứ ba và “thi gia” (nhà thơ) ở dòng thơ thứ tư.

Bố cục của bài thơ gồm hai phần:

1. Cảnh ngộ ngắm trăng và tâm trạng của người tù (hai dòng đầu);

2. Người và trăng đành lặng lẽ ngắm nhau qua song sắt nhà tù (hai dòng cuối).

Hai dòng đầu đặt ra tình huống trở ngại, hai dòng sau bất ngờ đưa ra một giải pháp: trăng và người nói chuyện bằng tâm hồn, bằng sự tương giao lặng lẽ (đối diện đàm tâm).

Câu 2

VĂN BẢN 3

Đọc văn bản Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/12/1946 và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

LỜI KÊU GỌI TOÀN CUỐC KHÁNG CHIẾN

CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NGÀY 19/12/1946

Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân

Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.

Việt Nam độc lập và thống nhất muốn năm!

Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946

Hồ Chí Minh

(In trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995)

Xác định mục đích, đối tượng mà tác giả hướng đến và hoàn cảnh khi viết lời kêu gọi trên đây. Cho biết mục đích, đối tượng, hoàn cảnh đó đã tác động như thế nào đến nội dung của văn bản và cách viết của tác giả.

Lời giải

Hoàn cảnh, mục đích, đối tượng

Tác động đến nội dung văn bản

Tác động đến cách viết của tác giả

- Hoàn cảnh: Cuối năm1946, trước âm mưu khiêu khích, tái xâm lược nước ta của thực dân Pháp.

- Mục đích: Kêu gọi toàn quốc kháng chiến, bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

- Đối tượng hướng đến: Toàn thể nhân dân Việt Nam.

- Cơ sở của lời kêu gọi: Âm mưu xâm lược của Pháp và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam.

- Lời kêu gọi: Toàn dân bằng mọi giá, quyết hi sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập, khẳng định quyết tâm kháng chiến giành thắng lợi.

Văn bản ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, rõ ràng, giọng văn hùng hồn, tha thiết, sử dụng hợp lí ngôn ngữ biểu cảm, kết hợp với các biện pháp tu từ, đa dạng kiểu câu để khẳng định, nhấn mạnh quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP