Câu hỏi:

15/11/2024 58

Sử dụng bảng sau để tổng hợp các kĩ thuật lập luận (thao tác nghị luận) nhằm giúp nội dung văn bản nghị luận hoàn chỉnh, thuyết phục:

Các thao tác nghị luận

Đặc điểm/ mục đích sử dụng

Chứng minh

 

Giải thích

 

Bình luận

 

So sánh

 

Phân tích

 

Bác bỏ

 

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Sách đề toán-lý-hóa Sách văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Các thao tác nghị luận

Đặc điểm/ mục đích sử dụng

Chứng minh

Trình bày các bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.

Giải thích

Nêu định nghĩa cho các khái niệm được sử dụng trong văn bản, nhằm thống nhất cách hiểu về khái niệm giữa người viết và người đọc.

Bình luận

Thể hiện ý kiến, quan điểm khen, chê, đồng tình hay phản đối của người viết đối với vấn đề nghị luận.

So sánh

Đặt hai đối tượng trong mối tương quan để nhận ra điểm tương đồng, khác biệt.

Phân tích

Chia nhỏ đối tượng cần bàn để xem xét đặc điểm của từng phần, từng bộ phận, sau đó khái quát đặc điểm chung của đối tượng.

Bác bỏ

Chỉ ra, phân tích sự sai lầm trong các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà người khác đưa ra.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

VĂN BẢN 2

Đọc bài thơ Vọng nguyệt (trích Nhật kí trong tù và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

VỌNG NGUYỆT

(Ngắm trăng)

Nguyễn Ái Quốc

Phiên âm

Ngục trung và tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch nghĩa

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thể nào?

Người hướng ra trước song, ngắm trăng sáng,

Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.

Dịch thơ

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Nam Tràn dịch

(In trong Hồ Chí Mình toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995)

Xác định chủ thể trữ tình, bố cục và mối quan hệ giữa các phần của bài thơ.

Xem đáp án » 15/11/2024 620

Câu 2:

Nếu chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Xem đáp án » 15/11/2024 412

Câu 3:

Xác định và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về biện pháp tu từ, từ ngữ, sự kết hợp giữa câu khẳng định, phủ định trong văn bản.

Xem đáp án » 15/11/2024 362

Câu 4:

Phân tích nhân vật Khải Định và cho biết những lời bàn tán của đội thanh niên về một ông vua “đi chơi vi hành” có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật này.

Xem đáp án » 15/11/2024 355

Câu 5:

VĂN BẢN 3

Đọc văn bản Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/12/1946 và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

LỜI KÊU GỌI TOÀN CUỐC KHÁNG CHIẾN

CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NGÀY 19/12/1946

Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân

Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.

Việt Nam độc lập và thống nhất muốn năm!

Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946

Hồ Chí Minh

(In trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995)

Xác định mục đích, đối tượng mà tác giả hướng đến và hoàn cảnh khi viết lời kêu gọi trên đây. Cho biết mục đích, đối tượng, hoàn cảnh đó đã tác động như thế nào đến nội dung của văn bản và cách viết của tác giả.

Xem đáp án » 15/11/2024 317

Câu 6:

Chỉ ra và nêu tác dụng của thao tác nghị luận chứng minh sử dụng trong phần từ “Mùa thu năm 1940” đến “Dân tộc đó phải được độc lập!”.

Xem đáp án » 15/11/2024 280

Câu 7:

Nhận xét về hoàn cảnh “ngắm trăng” và tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong hai dòng thơ đầu. Tâm trạng, cảm xúc đó được thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biệp pháp tu từ như thế nào?

Xem đáp án » 15/11/2024 241

Bình luận


Bình luận