Câu hỏi:
16/11/2024 50Lập bảng tóm tắt đặc điểm về thi luật của thể thơ song thất lục bát.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đặc điểm |
Thơ song thất lục bát |
Số chữ, số dòng |
Mỗi khổ thơ bốn dòng được cấu trúc bằng hai dòng thất kết nối với hai dòng lục bát. |
Vần |
Hiệp vần ở mỗi cặp, cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng; giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền. |
Nhịp |
Thường ngắt nhịp ¾ ở hai dòng thất, 2/2/2 và 2/2/2/2 ở cặp lục bát |
Hài thanh |
Cặp song thất lấy tiếng ở vị trí thứ ba làm chuẩn, có thể có thanh bằng hoặc thanh trắc nhưng không bắt buộc. Cặp lục bát thì sự đối xứng bằng - trắc chặt chẽ hơn (giống như thơ lục bát). |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
KHÓC DƯƠNG KHUÊ
Nguyễn Khuyến
1. Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
3. Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
7. Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;
Có khi từng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích, điển phần trước sau.
15. Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn,
Phận đẩu thăng chẳng dám than trời;
Bác già tôi cũng già rồi,
Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!
19. Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,
Trước ba năm gặp bác một lần;
Cầm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác hãy tinh thần chưa can.
23. Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác mấy ngày;
Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.
27. Ai chẳng biết chán đời là phải,
Sao vội vàng đã mải lên tiên;
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
31. Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa;
Giường kia treo cũng hững hờ,
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
35. Bác chẳng ở, dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu chuốc lấy hai hàng chứa chan!
(In trong Nguyễn Khuyến – Tác phẩm chọn lọc,
Lại Văn Hùng giới thiệu, tuyển chọn, NXB Giáo dục, 2009)
a. Liệt kê vào bảng sau những từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Nguyễn Khuyến đối với Dương Khuê (làm vào vở):
|
Từ ngữ |
Hình ảnh |
Tình cảm, cảm xúc |
Khi mới hay tin bạn qua đời |
|
|
|
Khi kể lại kỉ niệm với bạn |
|
|
|
Khi nói về việc bạn đột ngột từ giã cõi đời |
|
|
|
Khi bạn không còn nữa |
|
|
|
Theo em, cách bộc lộ nỗi đau của Nguyễn Khuyến khi hay tin bạn qua đời có gì đặc biệt?
b. Qua tình cảm của Nguyễn Khuyến dành cho Dương Khuê, em nghĩ gì về nhân cách và tâm sự của tác giả?
c. Xác định bố cục, từ đó nêu mạch cảm xúc của văn bản.
d. Nêu chủ đề, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo của văn bản. Cho biết một số căn cứ để xác định chủ đề.
đ. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm thông qua văn bản là gì?
e. Chọn một đoạn (từ tám đến mười hai dòng) trong văn bản và làm rõ một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn đó.
i dung/ vấn đề chính được đề cập trong văn bản.
Tư tưởng của văn bản: Những nhận thức và trải nghiệm sâu sắc về vai trò, giá trị lớn lao của tình bạn trong đời sống tình cảm của con người. Cảm hứng chủ đạo của văn bản: Ngợi ca tình bạn và bày tỏ niềm đau đón, tiếc thương vô hạn của Nguyễn Khuyến khi người bạn thân thiết của nhà thơ là Dương Khuê từ giã cõi đời.
đ. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm thông qua văn bản: Con người sống không thể thiếu tình bạn, nhất là tình bạn tri kỉ, tri âm; vì vậy, hãy trân trọng, yêu thương, đối xử chân thành với những người bạn, trân trọng, giữ gìn tình bạn và những kỉ niệm về tình bạn,..
e. Học sinh tự chọn một đoạn (từ tám đến mười hai dòng thơ) trong bài Khóc Dương Khuê và làm rõ một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn đó. Tham khảo cách phân tích một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn sau:
Ai chẳng biết chán đời là phải (T),
Sao vội vàng đã mải (T) lên tiên (B);
Rượu ngon không có bạn hiền (B),
Không mua không phải không tiền (B) không mua (B) .
Câu thơ nghĩ đắn đo (B) không viết (T),
Viết đưa ai, ai biết (T) mà đưa (B);
Giường kia treo cũng hững hờ (B),
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ (B) tiếng đàn (B).
Vần: Tiếng cuối của dòng thất đầu tiên hiệp vẫn với tiếng thứ năm của dòng thất tiếp theo (vần trắc): phải – tải. Tiếng cuối của dòng thất tiếp theo hiệp vần với tiếng cuối của dòng lục (vần bằng): tiên – hiền. Tiếng cuối của dòng bát hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất kế đó (vần bằng): mua – đo và cứ thế tiếp tục.
Nhịp: Hai dòng thất ngắt nhịp 3/4, dòng lục ngắt nhịp 2/2/2 và dòng bát ngắt nhịp 2/2/2/2.
Câu 2:
Thực hiện đề bài sau:
Đề bài: Câu lạc bộ Văn học trường em tổ chức cuộc thi viết với chủ đề “Văn học và tuổi trẻ”. Em hãy chọn một bài thơ/ đoạn trích ngâm khúc mà mình yêu thích (thể thơ song thất lục bát, lục bát,...) để viết bài nghị luận và tham gia cuộc thi.
Câu 3:
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
Nét đặc sắc nghệ thuật đầu tiên của bài thơ này là hình ảnh. Bài thơ có sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng mà đặc sắc nhất là loại hình ảnh thứ hai. Sau câu thơ mở đầu Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác như lời tâm sự của người con miền Nam nói với Bác, ba câu thơ tiếp theo tập trung khắc hoạ hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê Việt Nam: Tre quanh lăng. Từ lâu, cây tre, hàng tre bát ngát xanh đã trở thành biểu tượng của xứ sở với những phẩm chất cao quý như thẳng, thuỷ chung, can đảm. Nhưng với tác giả, một người vừa trải qua ngay cuộc chiến đấu ở chiến trường miền Nam, thì phẩm chất nổi bật của cây tre là kiên cường, vững vàng trước mọi giông bão bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng còn được nhắc lại ở khổ thơ cuối bài (cây tre trung hiếu) như một ấn tượng sâu đậm nhất của tác giả về khung cảnh quanh lăng Bác.
Khổ thơ thứ hai được tạo nên từ hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng là một hình ảnh thực, còn một mặt trời trong lăng rất đỏ là một hình ảnh ẩn dụ vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ (như mặt trời) vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác. Tương tự, dòng người đi trong thương nhớ là hình ảnh thực, còn câu Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân là một ấn dụ rất đẹp và sáng tạo về tình cảm yêu kính của nhân dân dành cho Bác. Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh ẩn dụ vầng trăng sáng trong dịu hiền gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Bác. Tâm trạng xúc động của tác giả còn được biểu hiện trực tiếp qua hai câu thơ:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Trời xanh cũng là một hình ảnh ẩn dụ về Bác. Bác tuy đã đi xa nhưng vẫn còn sống mãi với non sông, đất nước, như trời xanh kia là vĩnh cửu. Dù vẫn tin là thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người! Có thể nói những hình ảnh biểu tượng như mặt trời, tràng hoa, trời xanh, vầng trăng vừa quen thuộc, gần gũi (vì được tạo thành từ những hình ảnh thực) lại vừa có sức biểu cảm và giá trị biểu tượng lớn lao.
Điều tôi ấn tượng về nghệ thuật của bài thơ còn là giọng điệu. Bài thơ có giọng điệu rất phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa tha thiết, đau xót, tự hào khi vào viếng lăng Bác. Giọng điệu ấy được tạo nên bởi nhiều yếu tố: Thể thơ, nhịp điệu, từ ngữ và hình ảnh. Thể thơ tám chữ, nhưng có những dòng thơ bảy hoặc chín chữ tuỳ theo cung bậc cảm xúc. Cách gieo vần trong từng khổ thơ cũng không cố định, có khi liền, có khi cách. Nhịp thơ nhìn chung là nhịp chậm; diễn tả sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng trong tâm trạng nhà thơ. Riêng khổ thơ cuối, nhịp thơ nhanh hơn, với điệp từ muốn làm được lặp lại ba lần, thể hiện mong ước thiết tha và nỗi lưu luyến của tác giả.
Nhưng đối với tôi, cái ấn tượng đậm nét về bài thơ không chỉ là đặc sắc về phương diện nghệ thuật mà còn là chủ đề của tác phẩm: Tấm lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi viếng lăng Bác. Tấm lòng tha thiết, chân thành ấy được thể hiện thông qua hệ thống hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng đặc sắc như trên đã phân tích cùng giọng điệu thơ trang trọng, đau xót xen lẫn tự hào. Vì thế, có thể nói bài thơ là minh chứng cho một chân lí trong sáng tạo thơ ca, từng được nhà thơ Viên Mai đời nhà Thanh khẳng định trong “Tuỳ Viên thi thoại” “Làm thơ cốt ở tấm lòng, hãy để tấm lòng điều khiển bàn tay”.
(Theo Phân tích tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại từ góc nhìn thể loại,
Nguyễn Văn Long, NXB Giáo dục, 2009)
a. Vẽ sơ đồ thể hiện các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.
b. Em có nhận xét gì về cách sắp xếp luận điểm của tác giả trong bài viết?
c. Nhận xét về cách văn bản phân tích chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
Câu 4:
Làm rõ sự khác biệt về thi luật của thể thơ lục bát và song thất lục bát qua hai ví dụ cụ thể là một vài dòng thơ lục bát và song thất lục bát.
Câu 5:
Thực hiện đề bài sau:
Đề bài: Buổi sinh hoạt cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp em tổ chức buổi thảo luận với chủ đề “Góc nhìn tuổi trẻ về các vấn đề trong đời sống”. Hãy chọn một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm, chuẩn bị ý kiến để tham gia vào buổi thảo luận của lớp.
Câu 6:
Phân biệt ý nghĩa của các cặp từ Hán Việt sau:
– Minh bạch/ minh định
– U minh/ minh phủ
về câu hỏi!