Câu hỏi:
19/11/2024 287Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy, …)
Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân.
Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo tân thời. Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.
Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
Theo TRẦN NGỌC THÊM
Nêu những đặc điểm của áo dài cổ truyền? (Đánh dấu ü vào ô trống)
☐ Gồm có hai loại là áo tứ thân và áo năm thân;
☐ Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau;
☐ Gồm có hai loại là áo hai thân và áo tứ thân;
☐ Áo năm thân như áo tứ thân nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Những đặc điểm của áo dài cổ truyền:
- Gồm có hai loại là áo tứ thân và áo năm thân;
- Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau;
- Áo năm thân như áo tứ thân nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa?
Lời giải của GV VietJack
Chọn A.Phụ nữ Việt Nam thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong là những lớp áo cánh nhiều màu nổi như hồng đào, vàng chanh,… trang phục như vậy làm cho người phụ nữ Việt Nam kín đáo, tế nhị nhiều hơn.
Câu 3:
Trong trang phục áo dài của người phụ nữ xưa, bên ngoài thường là chiếc áo dài thẫm màu, vậy mặc bên trong sẽ là áo màu gì? (Đánh dấu ü vào ô trống)
☐ Vàng mỡ gà ☐ Vàng chanh
☐ Hồng cánh sen ☐ Hồng đào
☐ Màu thẫm giống áo bên ngoài ☐ Xanh hồ thủy
Lời giải của GV VietJack
Trong trang phục áo dài của người phụ nữ xưa, bên ngoài thường là chiếc áo dài thẫm màu, vậy mặc bên trong sẽ là áo màu:
- Vàng mỡ gà
- Vàng chanh
- Hồng cánh sen
- Hồng đào
- Xanh hồ thủy
Câu 4:
Đâu là đặc điểm của áo dài tân thời?
Lời giải của GV VietJack
Câu 5:
Từ khi nào thì những chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến thành áo dài tân thời vừa mang hồn Việt lại phảng phất nét Tây phương?
Lời giải của GV VietJack
Câu 6:
Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
Lời giải của GV VietJack
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây:
1. Tôi đang học bài thì Nam đến.
2. Người được nhà trường biểu dương là tôi.
3. Cả nhà rất yêu quý tôi.
4. Anh chị tôi đều học giỏi.
5. Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
Câu 2:
Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau, nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào:
Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc:
(1) – Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh?
(2) – Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ? – Bắc nói.
(3) – Tớ cũng thế.
Câu 3:
Gạch chân dưới các đại từ có trong các câu sau, cho biết đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào?
1. Buổi sáng Hùng sang nhà bà nội chơi, đến tối bạn ấy sẽ về nhà để làm bài tập.
2. Con Vện đang hì hục tìm cục xương mà nó đã giấu trong góc vườn ngày hôm qua.
3. Cô Tư nấu nồi canh chua vì đã hứa với các con của mình là sẽ nấu cho chúng vào hôm nay.
4. Hùng, Dũng, Nam cùng nhau đi mua một món quà, rồi họ đi đến tiệc sinh nhật của bạn Hoa.
Câu 4:
Phụ nữ Việt Nam xưa thường mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, vậy mặc áo lối mớ ba, mớ bảy là như thế nào?
Câu 5:
Kể sáng tạo kết thúc một câu chuyện mà em thích.
* Gợi ý:
- Câu mở đầu: Giới thiệu sự việc.
- Các câu tiếp theo: Kể lại sự việc đã chọn với những chi tiết sáng tạo.
Câu 6:
Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa?
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 14 có đáp án
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!