Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 5 có đáp án

12 lượt thi 10 câu hỏi 30 phút

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

TRÍ DŨNG SONG TOÀN

Media VietJack 

Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông cử đi sứ Trung Quốc. Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ.

Thám hoa vừa khóc vừa than rằng:

- Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên!

Vua Minh phán:

- Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ!

Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu:

- Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?

Biết đã mắc mưu sứ thần, vua Minh vẫn phải nói:

- Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa.

- Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc.

Biết họ ngạo mạn nhắc chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Giang Văn Minh cứng cỏi đáp lại:

- Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.

Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá, sai người ám hại ông.

Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc rằng:

- Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.

Điếu văn của vua Lê còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống”

Theo ĐINH XUÂN LÂM – TRƯƠNG HỮU QUỲNH và TRUNG LƯU

Câu 1:

Giang Văn Minh đỗ tới cấp nào trong kì thi tuyển chọn người tài?

Xem đáp án

Câu 1:

Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông giao cho trọng trách gì?

Xem đáp án

Câu 2:

Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệnh “góp giỗ Liễu Thăng”?

Xem đáp án

Câu 3:

Vế đối “Trụ đồng đến giờ rêu vẫn mọc” của đại thần nhà Minh là muốn ám chỉ sự kiện gì?

Xem đáp án

Câu 4:

Vế đối lại “Bạch Đằng thuở ấy máu còn loang” của Giang Văn Minh đối lại vế đối của sứ thần nhà Minh thâm sâu ở chỗ nào?

Xem đáp án

Câu 5:

Trong điếu văn của vua Lê dành cho Giang Văn Minh, có ghi lại những câu gì?   

“Công danh trước mắt trôi như nước

Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương”

Xem đáp án

Câu 9:

Viết bài văn miêu tả cảnh đẹp mà em nhớ mãi.

* Gợi ý

1. Mở bài:

- Vùng biển em định tả ở đâu? (miền Bắc, Trung hay miền Nam).

- Em đến vùng biển này vào dịp nào? (du lịch – hay có thể chọn tả vùng biển quê em).

2. Thân bài:

- Tả bao quát:

+ Bờ biển trải dài ngút tầm mắt.

+ Một không gian mênh mông, ngút ngàn là nước, nước xanh trong…

- Tả chi tiết:

+ Buổi sáng: Nước biển xanh lơ. Sóng nhẹ nhấp nhô, trườn lên bờ rồi tan dần xuống biển.

+ Buổi trưa: Nước biển xanh thẳm. Sóng biển mạnh, đập vào bờ cát tung bọt trắng xoá.

+ Buổi chiều: Nước biển có màu xanh dương đậm.

+ Chiều tà: Nước biển đổi màu tím biếc. Sóng vỗ bờ rì rào, lan xa mãi.

+ Ngoài khơi xa, biển nhấp nhô sóng lượn, những con tàu nhỏ xíu như dấu chấm. Đường chân trời tiếp nước mênh mông, xa tít.

+ Bờ cát thoai thoải mịn màng như dải lụa.

+ Rặng phi lao trên bờ cát vươn tay múa dịu dàng với gió. Gió rì rào lời thầm thì du dương dịu ngọt, đem lại không gian mát mẻ.

- Ích lợi của biển:

+ Thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến du lịch, tham quan, đem lại nguồn thu đáng kể cho quốc gia.

+ Là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng hải sản quan trọng.

3. Kết bài:

- Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với biển.

- Em làm gì để giúp vùng biển thêm giàu đẹp? (Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi).


4.6

2 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%