Câu hỏi:
19/11/2024 28Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
CHẲNG LẼ THẦY NÓI SAI?
I-ren Giô-li-ô Quy-ri là con gái của hai nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri.
Ngay từ nhỏ, I-ren đã tỏ ra là một học sinh có thói quen suy nghĩ độc lập. Cô không dễ dàng đồng ý với các kết luận được thầy cô nêu ra, mặc dù họ là những nhà khoa học rất nổi tiếng.
Một hôm, thầy giáo nêu câu hỏi:
– Nếu thầy thả một con cá vàng vào chậu đầy nước, nước sẽ như thế nào? – Nước sẽ trào ra! – Lũ trẻ đồng thanh đáp.
-– Bây giờ thầy đem số nước trào ra đó đổ vào một chiếc cốc và phát hiện thấy lượng nước đó nhỏ hơn thể tích con cá vàng. Vì sao lại như vậy?
− Lạ nhỉ! Có phải là con cá đã uống nước vào bụng, hoặc nước rớt ra ngoài cốc chăng? – Lũ trẻ bàn bạc.
I-ren im lặng suy nghĩ. Lúc đó cô chợt nhớ tới lời mẹ dạy: Khi một vật bị dìm trong nước, nước sẽ dềnh lên đúng bằng thể tích của vật đó. Chẳng lẽ thầy là một nhà khoa học mà lại nói sai?
Về nhà, I-ren tự mình làm thí nghiệm. Kết quả, thể tích nước trào ra và thể tích con cá hoàn toàn như nhau. Hôm sau, cô kể lại thí nghiệm của mình cho thầy nghe. Thầy giáo mỉm cười:
- Em đúng là một cô bé thông minh, chịu động não. Khi đưa ra một vấn đề chưa chính xác, thầy muốn các em hiểu rằng đừng vội tin vào lời nói, mà hãy tin vào thực nghiệm. Thực nghiệm là "người làm chứng" đáng tin cậy nhất của khoa học.
Nhờ áp dụng cách thức học tập thông qua trải nghiệm mà I-ren Quy-ri đã trở thành một nhà bác học nổi tiếng thế giới. Bà được nhận giải Nô-ben về Hoá học năm 1935.
(Theo Gương học tập của 100 danh nhân bác học đoạt giải Nô-ben)
Trong giờ học, thầy giáo cho học sinh thảo luận xoay quanh câu hỏi nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Nước trong chậu sẽ như thế nào khi thả một con cá vàng vào chậu đầy nước?
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Sau khi nghe thầy đặt câu hỏi, I-ren đã có biểu hiện gì khác với các bạn?
Lời giải của GV VietJack
B. Im lặng suy nghĩ xem tình huống thầy đặt ra đúng hay sai.
Câu 3:
I-ren đã làm gì để giải đáp cho băn khoăn của mình?
Lời giải của GV VietJack
B. Tự mình làm thí nghiệm.
Câu 4:
Theo em, thầy giáo đã cố ý đưa ra một vấn đề chưa chính xác để
Lời giải của GV VietJack
B. Để kích thích học sinh tự làm thực nghiệm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm điệp từ, điệp ngữ được sử dụng trong các đoạn dưới đây và cho biết tác dụng của việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ đó.
a. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.
(Theo Nguyễn Phan Hách)
b.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.
(Ca dao)
Câu 2:
Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp sau:
a. Thấy Péc-bô-ni không đến, và bà Crô-mi, cô giáo già nhất trường đến dạy thay. Cô vừa bước chân vào lớp là học trò đã làm ồn lên. Với giọng chậm rãi và bình tĩnh, cô bảo chúng tôi:
- Hãy tôn trọng mái tóc bạc của cô. Cô không những là một cô giáo, mà còn là một người mẹ nữa.
(Theo A-mi-xi)
b. Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh – những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành.
(Truyện Con Rồng cháu Tiên)
c. Bản báo cáo công việc gồm 3 phần:
- Phần đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ hoặc tên tổ chức (Đội, Đoàn,…) và địa điểm, thời gian viết báo cáo.
- Phần chính: tiêu đề, người nhận, nội dung báo cáo (các công việc đã thực hiện).
- Phần cuối: người viết báo cáo (chữ kí, họ và tên).
(Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2024)
Câu 4:
Sau khi nghe thầy đặt câu hỏi, I-ren đã có biểu hiện gì khác với các bạn?
về câu hỏi!