Câu hỏi:
21/11/2024 9Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu:
- Nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:
+ Huy động cả hệ thống chính trị tập trung phòng, chống thiên tai do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin liên quan để các cơ quan và nhân dân chủ động bảo đảm nước sinh hoạt, sử dụng nước tiết kiệm, ổn định đời sống, sản xuất trước tác động tiêu cực của El Nino trong thời gian tới.
+ Tăng cường công tác dự báo khí tượng thủy văn, nguồn nước, xâm nhập mặn, phục vụ chỉ đạo, điều hành cấp nước phục vụ sản xuất và bảo đảm đủ nước dân sinh.
+ Xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý; ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, nước uống cho gia súc, nước tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản và các khu công nghiệp; điều chỉnh cơ cấu sản xuất, theo hướng chuyển dịch mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản để phù hợp với điều kiện nguồn nước, bảo đảm hiệu quả kinh tế và an sinh xã hội; điều tiết nước các hồ chứa thủy điện để bổ sung nước cho hạ du vào những thời kỳ khô hạn, cần cân đối để bảo đảm nhu cầu sử dụng nước.
- Nhóm giải pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu:
+ Chuyển đổi những diện tích lúa ven biển không hiệu quả, thường xuyên bị mặn uy hiếp, sang nuôi trồng thủy sản. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bố trí thời vụ hợp lý để giảm lượng nước tưới. Trồng rừng và bảo vệ rừng để hạn chế độ bốc hơi, chống xói mòn và giữ nước mặt.
+ Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học vào ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu toàn diện, tổng thể về biến đổi khí hậu để giảm thiểu, hạn chế những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu.
+ Có lộ trình, bước đi phù hợp để sớm đổi mới công nghệ sản xuất hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả tài nguyên; nghiên cứu phát triển và tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách về thu hút đầu tư và sử dụng thuế, phí sử dụng tài nguyên nước và xả thải nước bẩn bảo đảm công bằng và sử dụng tài nguyên nước có hiệu quả. Tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
+ Đẩy mạnh hợp tác với các nước có liên quan, các tổ chức và các diễn đàn quốc tế để bảo vệ các nguồn nước xuyên biên giới, tiếp cận công nghệ mới và huy động nguồn lực cho giảm phát thải khí nhà kính.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
b) Biến đổi khí hậu làm cho Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước nguy cơ
A. lũ quét, sạt lở đất vào mùa mưa.
B. tăng diện tích bị ngập do nước biển dâng.
C. lượng mưa và nhiệt độ giảm.
D. xuất hiện sương muối, rét đậm, rét hại.
Câu 3:
d) Biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng trực tiếp nhất tới ngành kinh tế nào sau đây?
A. Du lịch. B. Sản xuất điện.
C. Nông nghiệp và thuỷ sản. D. Giao thông vận tải.
Câu 4:
Lựa chọn đáp án đúng.
a) Biến đổi khí hậu làm cho Đồng bằng sông Cửu Long gia tăng hiện tượng
A. hoang mạc hoá. B. rét đậm rét hại.
C. lũ ống, lũ quét. D. sạt lở bờ sông, bờ biển.
Câu 5:
c) Hạn hán kéo dài dẫn tới hậu quả phổ biến nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Tăng nguy cơ cháy rừng.
B. Sản xuất điện.
C. Giảm chất lượng không khí.
D. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
về câu hỏi!