Câu hỏi:
21/11/2024 558Điền vào bảng sau những đặc điểm của cốt truyện, xung đột, nhân vật, lời thoại trong bi kịch (làm vào vở):
Các yếu tố của bi kịch |
Đặc điểm |
Cốt truyện |
... |
Xung đột |
... |
Nhân vật |
... |
Lời thoại |
... |
Hot: 500+ Đề thi vào 10 file word các Sở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có đáp án 2025 (chỉ từ 100k).
Quảng cáo
Trả lời:
Các yếu tố của bi kịch |
Đặc điểm |
Cốt truyện |
chuỗi sự kiện, biến cố trong câu chuyện kịch tạo nên sự phát triển xung đột, cũng như sự phát triển hành động, tính cách của nhân vật. |
Xung đột |
thể hiện sự va chạm, đấu tranh, loại trừ giữa các thế lực đối lập; xung đột trong bi kịch nảy sinh giữa cái cao cả với cái cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém. |
Nhân vật |
hiện thân cho các thế lực đối lập trong xã hội. Nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp, khát vọng vượt lên thách thức số phận nhưng cũng có thể có những nhược điểm, sai lầm dẫn đến phải trả giá đắt. |
Lời thoại |
gồm đối thoại, độc thoại, bàng thoại; lời thoại trong bi kịch mang tính chất trang trọng, triết lí, thể hiện quan điểm, ý chí và hành động đấu tranh của nhân vật bi kịch. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Chỉ ra sự khác biệt trong tính cách giữa hai nhân vật Ha-nu-man và quỷ Riếp trong văn bản Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man. Tính cách của hai nhân vật này có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Pơ-liêm?
Câu 3:
Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống (làm vào vở):
Bi kịch là thể loại kịch tập trung khai thác những …………. gay gắt giữa khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bị đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của ………….. Từ kết cục bi thương đó, bi kịch thường mang đến cho người đọc những ………... quý giá và tinh thần ...............
Câu 4:
Đọc đoạn thoại sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Phéc-đi-năng (đẩy nàng ra xa); - Xéo đi, xéo đi! Lánh xa ta đi hỏi cặp mắt dịu dàng, thảm thiết này! Trời, ta sa ngã mất! Hỡi con rắn độc, hãy hiện nguyên hình xấu xa khủng khiếp của ngươi đi! Hỡi loài trùng đốn mạt, hãy chồm lên người ta đi! Hãy trải ra trước mắt ta và hãy vươn cao lên đến tận trời những khúc rắn quái gở của ngươi đi! Hãy phơi bày ra đây phần xấu xa gớm ghiếc mà vực thẳm địa ngục vẫn hằng ngắm nghía ngươi... Đừng là thiên thần nữa! Muộn quá rồi! Ta phải giẫm nát ngươi như một con rắn độc hoặc phải chìm đắm trong tuyệt vọng... Ôi thương hại thay cho ta!
Luy-dơ: – Trời! Đến nông nỗi này sao?
(Si-le, Âm mưu và tình yêu)
a. Phân tích cấu trúc của các câu in đậm trong đoạn thoại trên.
b. Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu này.
Câu 5:
Đọc lời thoại dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Pơ-liêm – Trời ơi! Đến hôm nay ta mới được nghe một lời nói, lời nói của chàng trai trẻ. Hỡi chàng trai, em hãy nói nữa đi, nói cho ta nghe nhiều nữa đi.
(Lưu Quang Thuận – Lưu Quang Vũ, Nàng Si-ta)
a. Phân tích cấu trúc các câu in đậm trong lời thoại trên.
b. Viết lại lời thoại trên bằng cách tách/ gộp câu.
Câu 6:
Tóm tắt cốt truyện và xác định xung đột/ kiểu xung đột kịch trong văn bản Cái bóng trên tường.
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 9
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Chân trời sáng tạo có đáp án- Đề 4
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 5
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD&ĐT Đồng Nai có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận