Câu hỏi:
21/11/2024 185Cho các đoạn văn sau:
Đoạn văn 1:
(1) Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. (2) Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. (3) Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. (4) Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sưong rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
Đoạn văn 2:
(1) Đèn Am vừa bật lên, một cảnh đẹp kỳ dị đã phơi ngay trước mắt tôi. (2) Lẩn trong sương mù, mấy trăm chiếc thuyền đều lên đèn một lượt. (3) Ngọn đèn xao động trông hơi mờ và xanh nhạt. (4) Thuyền trôi từ từ nên ánh đèn cứ thay đổi chỗ mãi. (5) Trước cảnh xinh đẹp ấy, tôi hối hận đã dám nghi dân làng quên cuộc họp hàng năm.
a) Em hãy chỉ ra các câu ghép có trong đoạn văn trên.
b) Các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
a)
- Đoạn văn 1: câu 3.
- Đoạn văn 2: câu 1, câu 4
b)
- Cách nối các câu ghép trong đoạn văn 1:
+ Câu ghép 3: “Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” Các vế trong câu được nối với nhau bằng cách sử dụng dấu phẩy (,).
- Cách nối các câu ghép trong đoạn văn 2:
+ Câu ghép 1: “Đèn Am vừa bật lên, một cảnh đẹp kỳ dị đã phơi ngay trước mắt tôi.” Câu này được nối với nhau bằng cách sử dụng dấu phẩy (,).
+ Câu ghép 4: “Thuyền trôi từ từ nên ánh đèn cứ thay đổi chỗ mãi.” Câu này được nối với nhau bằng cách sử dụng từ “nên”.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy đánh dấu ✓ vào ô trống đứng trước câu ghép trong các câu sau:
☐ Cây đa già đang run rẩy cành lá chào gió mới.
☐ Cây đa già run rẩy cành lá, nó đang chào những cơn gió mới của buổi sáng.
☐ Cây đa già run rẩy cành lá, vui vẻ chào đón làn gió mới của mùa hè.
☐ Cây đa già run rẩy cành lá trong làn gió mới, nó đang vẫy tay chào ngày mới đó.
Câu 2:
a) Em hãy phân tích cấu tạo các câu ghép đã tìm được ở câu 2.
b) Hãy cho biết các vế trong các câu ghép ấy được nối với nhau bằng cách nào.
Câu 3:
Trong bài thơ, để đến được Cao Bằng, phải đi qua bao nhiêu địa điểm?
Câu 4:
Viết bài văn tả người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.
* Gợi ý
a) Mở bài: Giới thiệu về người định tả.
b) Thân bài:
- Giới thiệu chung về người định tả (tuổi tác, công việc,…) Có thể chuyển lên phần mở bài.
- Tả ngoại hình: Vóc dáng, chiều cao, nước da, khuôn mặt, mái tóc, cách ăn mặc…
- Tả các hoạt động, tính cách, sở thích,…
- Kể về kỉ niệm, ấn tượng với người đó (yếu tố gây hấp dẫn cho bài viết).
· (Lưu ý: Nếu yêu cầu đề bài là tả cụ thể chân dung hay hoạt động, ta sẽ tập trung trọng tâm ở nội dung đó).
· (Chọn lọc chi tiết miêu tả và kể về kỉ niệm với nhân vật được tả).
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc với người được tả.
Câu 5:
Cho đoạn thơ
“Đã dâng đến tận cùng
Hết tầm cao Tổ quốc
Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào.”
Trong đoạn thơ, tình yêu nước của người Cao Bằng được so sánh với sự vật nào?
Câu 6:
Cho đoạn thơ
“Đã dâng đến tận cùng
Hết tầm cao Tổ quốc
Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào.”
Đoạn thơ nói về nội dung gì?
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!