Câu hỏi:
27/11/2024 214Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
HỘI THI THỔI CƠM Ở ĐỒNG VÂN
Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.
Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên...Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.
Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.
Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.
(Theo Minh Phương)
Văn bản trên cung cấp cho người đọc những thông tin gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn A
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
Lời giải của GV VietJack
Chọn B
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Chọn B
Câu 4:
Ban giám khảo sẽ chấm điểm dựa trên những tiêu chí nào?
Lời giải của GV VietJack
Chọn B
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Chọn C
Câu 6:
Lời giải của GV VietJack
Chọn B
Câu 7:
Trong câu văn: “Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn” có trạng ngữ là cụm danh từ. Vậy danh từ trung tâm trong cụm danh từ đó là:
Lời giải của GV VietJack
Chọn B
Câu 8:
Lời giải của GV VietJack
Chọn A
Câu 9:
Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng”?
Lời giải của GV VietJack
Câu 10:
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay.
Lời giải của GV VietJack
HS trình bày suy nghĩ của em về việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay.
+ Đảm bảo yêu cầu về hình thức.
+ Đảm bảo yêu cầu về nội dung.
Ví dụ: Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm cháu; Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc; Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu; Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà,…Câu 11:
Phần 2: Viết (4 điểm)
Viết bài văn phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
Lời giải của GV VietJack
Phần 2: Viết (4 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích: mở bài, thân bài và kết bài. |
0,25 điểm
0,25 điểm
2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên. |
||
c. Triển khai vấn đề: HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là bài thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới giai đoạn đầu. - Khái quát hình ảnh ông đồ: Hình ảnh ông đồ là hình ảnh trung tâm của bài thơ, tuy nhiên, hình ảnh này có sự thay đổi lớn qua 2 giai đoạn: thời kì đắc ý và thời kì suy tàn. - Hình ảnh ông đồ thời kì đắc ý: ông đồ xuất hiện trong thời gian “Tết đến xuân về”, khi “hoa đào nở”: + Ông đồ và hoa đào như một cặp hình ảnh báo hiệu mùa xuân đến, năm mới bắt đầu. + Cặp từ “mỗi năm… lại” như thể hiện sự xuất hiện của ông đồ vào mùa xuân như một việc quen thuộc, một điều đã trở thành thói quen, thường lệ của chính ông đồ và những người xung quanh. + Hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ giữa chốn phố sá nhộn nhịp đã trở thành hình ảnh thân thuộc, là một phần không thể thiếu của ngày Tết truyền thống, in sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. - Ông đồ thời xưa là trung tâm của mọi sự chú ý bởi những nét “phượng múa rồng bay”, người người đều “tấm tắc ngợi khen tài”. ⇒ Hình ảnh ông đồ tượng trưng cho một nét truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam. Cả người thuê viết và người cho chữ đều đã và đang giữ gìn, phát huy nét truyền thống thanh cao, tao nhã và đầy văn minh ấy. - Hình ảnh ông đồ thời kì suy tàn + Cụm từ “mỗi năm mỗi vắng” thể hiện mức độ, không phải ông đồ và truyền thống cho chữ ngay lập tức bị lãng quên mà điều ấy diễn ra dần dần, theo thời gian mà ngày càng phai nhạt và biến mất. + Câu hỏi tu từ như một lời thốt lên đầy xót xa về sự thay đổi của xã hội, của lòng người. - Hình ảnh ông đồ ngồi đơn độc, lạc lõng giữa đường phố tấp nập: + Giấy – “không thắm”, “mực” – “đọng trong nghiên sầu”, “lá” – “rơi trên giấy”… Một loạt các hình ảnh được miêu tả đều mang một nỗi buồn chung: nỗi buồn bị lãng quên. + Hình ảnh lá vàng rơi và mưa bụi như làm tăng thêm sự ảm đạm, gợi cảm giác úa tàn, lạnh lẽo. + Tâm trạng ông đồ: buồn bã, chán nản, u uất, dường như tất cả đang nghẹn ứ lại, dồn nén và kết thành một khối sầu thảm muôn thuở. + Hình ảnh ông đồ lạc lõng giữa xã hội tượng trưng cho sự mai một của một nét văn hóa truyền thống, sâu hơn đó là sự xuống dốc của văn hóa xã hội, của lòng người đối với những giá trị truyền thống của dân tộc. - Chỉ ra sự đối lập của hình ảnh ông đồ trong 2 khoảng thời gian khác nhau đã làm nổi bật lên tình cảnh đáng thương, đáng buồn của ông đồ. Ông bị xã hội bỏ rơi ngay trước mắt, vẫn những “hoa tay”, “nét vẽ” ấy, vẫn ông đồ già ấy, vẫn khung cảnh ấy, nhưng lòng người đã đổi thay. - Qua đó, ta thấy được tấm lòng đồng cảm, thương xót của tác giả đối với không chỉ ông đồ mà sâu hơn, đó là đối với cả một giá trị truyền thống của dân tộc. Đó chính là cảm hứng nhân đạo và niềm hoài cổ đặc trưng trong thơ của Vũ Đình Liên. - Khái quát lại hình ảnh ông đồ: Hình ảnh ông đồ là đại diện cho một lớp người đang tàn tạ cũng như những giá trị truyền thống đang bị lãng quên. - Liên hệ và đánh giá: Qua đó thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước sự tha hóa của xã hội và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa. |
||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 6:
Trong câu văn: “Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn” có trạng ngữ là cụm danh từ. Vậy danh từ trung tâm trong cụm danh từ đó là:
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra Học kì 1 Văn 7 Cánh diều có đáp án (đề 10)
Trắc nghiệm: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có đáp án
về câu hỏi!