Câu hỏi:
27/11/2024 298Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của bản thân về ý nghĩa của tình thương yêu trong cuộc sống.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
1. Mở đoạn: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận.
2. Thân đoạn:
Bước 1: Giải thích: Tình yêu thương là sự sẻ chia, thấu hiểu giữa con người với con người.
Bước 2: Phân tích, chứng minh
a) Biểu hiện của tình yêu thương:
- Trong gia đình
- Trong xã hội
b) Ý nghĩa của tình yêu thương:
- Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.
- Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;
- Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.
* Dẫn chứng: Giúp đỡ đồng bào lũ lụt, ủng hộ nhân dân vùng dịch, giúp đỡ những người có hoàn cảnh bất hạnh,...
Bước 3: Bàn luận, mở rộng
Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai.
Bước 4: Bài học nhận thức và hành động
- Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống.
- Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.
3. Kết đoạn:
Tổng kết, khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là lẽ sống của mỗi người.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2:
Phân tích đoạn thơ sau sau:
Người lên ngựa kẻ chia bào(1),
Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san(2).
Dặm hồng bụi cuốn chinh an(3),
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường(4)
(“Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều” Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du,
NXB Văn hóa thông tin, 2002, tr. 142-143)
Câu 3:
Tâm trạng của người chinh phụ nảy sinh trong hoàn cảnh nào? Nêu một chi tiết giúp em nhận biết hoàn cảnh ấy?
Câu 4:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ:
Thưở lâm hành oanh chưa bén chưa bén liễu,
Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca.
Nay quyên đã giục oanh già,
Ý nhi(4) lại gáy trước nhà líu lo
Thưở đăng đồ(5 )mai chưa dạn gió,
Hỏi ngày về chỉ độ đào bông.
Nay đào đã quyến gió đông
Phù dung lại đã bên song bơ xờ.
Câu 5:
Qua tâm sự của nhân vật người chinh phụ trong đoạn trích, em có suy nghĩ gì về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
Câu 6:
Đoạn trích trên đã gửi gắm đến người đọc những thông điệp ý nghĩa nào?
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 6)
về câu hỏi!