Câu hỏi:
27/11/2024 1,034Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai
Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây
Trong cửa này đã đành phận thiếp
Ngoài mây kia há kiếp chàng vay(1) ?
Những mong cá nước sum vầy
Nào ngờ đôi ngả nước mây cách vời.
Thiếp chẳng tưởng ra người chinh phụ
Chàng há từng học lũ vương tôn(2) .
Cớ sao cách trở nước non
Khiến người thôi sớm thôi hôm những sầu
Khách phong lưu đang chừng niên thiếu,
Sánh nhau cùng dan díu chữ duyên.
Nỡ nào đôi lứa thiếu niên,
Quan san để cách, hàn huyên cho đành(3)
Thưở lâm hành oanh chưa bén chưa bén liễu,
Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca.
Nay quyên đã giục oanh già,
Ý nhi(4) lại gáy trước nhà líu lo
Thưở đăng đồ(5) mai chưa dạn gió,
Hỏi ngày về chỉ độ đào bông.
Nay đào đã quyến gió đông
Phù dung lại đã bên song bơ xờ.
(Theo Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm,
Chinh phụ ngâm khúc, NXB văn học, tr.35)
* Chú thích:
(1) Vay: tiếng đệm của câu than thở
(2) Vương tôn: con nhà giàu sang, cũng có nghĩa là đi chơi xa không đoái gia đình.
(3) Quan san: cửa ải và núi non, thường dùng để chỉ đường sá xa xôi cách trở; hàn huyên: Trò chuyện, hỏi han, tâm tình sau một thời gian xa cách.
(4) Ý nhi: chim én (yến)
(5) Đăng đồ: Lên đường đi chơi xa
Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Thể thơ: Song thất lục bát;
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Tâm trạng của người chinh phụ nảy sinh trong hoàn cảnh nào? Nêu một chi tiết giúp em nhận biết hoàn cảnh ấy?
Lời giải của GV VietJack
- Tâm trạng của người chinh phụ nảy sinh trong hoàn cảnh: Hai vợ chồng xa cách vì người chồng chinh chiến nơi xa, lâu ngày không có tin tức.
- Chi tiết giúp em nhận biết hoàn cảnh ấy: Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây/ Nào ngờ đôi ngả nước mây cách vời/ Cớ sao cách trở nước non.
Câu 3:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ:
Thưở lâm hành oanh chưa bén chưa bén liễu,
Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca.
Nay quyên đã giục oanh già,
Ý nhi(4) lại gáy trước nhà líu lo
Thưở đăng đồ(5 )mai chưa dạn gió,
Hỏi ngày về chỉ độ đào bông.
Nay đào đã quyến gió đông
Phù dung lại đã bên song bơ xờ.
Lời giải của GV VietJack
- Biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ: Thuở…chưa…Hỏi ngày về…nay…
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu tha thiết, khắc khoải, làm cho lời thơ sinh động, hấp dẫn, giàu tình gợi hình, gợi cảm.
+ Nhấn manh, làm nổi bật khoảng cách thời gian li biệt của hai vợ chồng.
+ Qua đó thể hiện nỗi nhớ nhung, sầu muộn và lo lắng cho chồng của người chinh phụ. Đồng thời cho thấy sự đồng cảm của tác giả với tình cảnh của người chinh phụ.
Câu 4:
Qua tâm sự của nhân vật người chinh phụ trong đoạn trích, em có suy nghĩ gì về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
Lời giải của GV VietJack
Suy nghĩ gì về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Số phận họ đầy bi kịch, đáng thương, là nạn nhân của chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
Câu 5:
Đoạn trích trên đã gửi gắm đến người đọc những thông điệp ý nghĩa nào?
Lời giải của GV VietJack
Đoạn thơ trên đã gửi gắm đến người đọc những thông điệp ý nghĩa:
- Tố cáo chiến tranh phi nghĩa, khiến con người - đặc biệt là người phụ nữ phải chịu nhiều đau thương, mất mát.
- Đồng cảm với số phận bi kịch, đáng thương của con người.
- Biết trân trọng, yêu quý và có ý thức gìn giữ cuộc sống hòa bình mà mình đang có.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phân tích đoạn thơ sau sau:
Người lên ngựa kẻ chia bào(1),
Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san(2).
Dặm hồng bụi cuốn chinh an(3),
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường(4)
(“Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều” Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du,
NXB Văn hóa thông tin, 2002, tr. 142-143)
Câu 2:
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của bản thân về ý nghĩa của tình thương yêu trong cuộc sống.
Câu 3:
Tâm trạng của người chinh phụ nảy sinh trong hoàn cảnh nào? Nêu một chi tiết giúp em nhận biết hoàn cảnh ấy?
Câu 4:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ:
Thưở lâm hành oanh chưa bén chưa bén liễu,
Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca.
Nay quyên đã giục oanh già,
Ý nhi(4) lại gáy trước nhà líu lo
Thưở đăng đồ(5 )mai chưa dạn gió,
Hỏi ngày về chỉ độ đào bông.
Nay đào đã quyến gió đông
Phù dung lại đã bên song bơ xờ.
Câu 5:
Qua tâm sự của nhân vật người chinh phụ trong đoạn trích, em có suy nghĩ gì về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
Câu 6:
Đoạn trích trên đã gửi gắm đến người đọc những thông điệp ý nghĩa nào?
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 6)
về câu hỏi!