Câu hỏi:
28/11/2024 239Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khoẻ và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng mà ta đang có, ta sẽ cứ ở khuất trong kho lúa thôi". Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn.
Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004 trang 12)
Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Tự sự
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Câu chuyện trên có mấy nhân vật ?
Lời giải của GV VietJack
C. 3
Câu 3:
Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào?
Lời giải của GV VietJack
C. Ngôi thứ ba
Câu 4:
Cụm từ “chết dần chết mòn” trong câu là:
Lời giải của GV VietJack
A. Thành ngữ
Câu 5:
Người kể chuyện có thái độ như thế nào với hạt lúa thứ nhất?
Lời giải của GV VietJack
D. Phê phán
Câu 6:
Trong câu chuyện trên, khi được ông chủ mang gieo xuống đất hạt lúa thứ hai có tâm trạng gì?
Lời giải của GV VietJack
C. Sung sướng
Câu 7:
Xét về mục đích nói, câu văn “Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó.” thuộc kiểu câu gì?
Lời giải của GV VietJack
D. Câu trần thuật
Câu 8:
Ý nào dưới đây diễn đạt đúng nhất nghĩa của cụm từ “chết dần chết mòn” trong văn bản trên ?
Lời giải của GV VietJack
B. Héo hắt, tàn lụi dần không còn sức sống
Câu 9:
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích sau: Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng mà ta đang có, ta sẽ cứ ở khuất trong kho lúa thôi”
Lời giải của GV VietJack
Chỉ ra được biện pháp tu từ nhân hóa khi xây dựng nhân vật hai hạt lúa.
- Nêu được ý nghĩa, tác dụng của biện pháp tu từ
(Biện pháp tu tư nhân hóa làm cho hai hạt lúa trở nên sống động, gần gũi có suy nghĩ, hành động , tính cách như con người)
Câu 10:
Bài học cuộc sống tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện trên là gì? Vì sao? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 4-5 câu)
Lời giải của GV VietJack
Đảm bảo hình thức và dung lượng đoạn văn
- Nêu được bài học rút ra từ câu chuyện.
- Lí giải được lí do nêu bài học ấy một cách hợp lí, thuyết phục.
Gợi ý:
+ Sống phải có trách nhiệm, không nên ích kỉ, an phận, ngại khó khăn, gian khổ , không thể giữ mình trong một vỏ bọc khép kín.
+ Trong cuộc sống cần phải can đảm biết chấp nhận những khó khăn, thử thách để trưởng thành.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết bài văn phân tích văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long.
Câu 6:
Trong câu chuyện trên, khi được ông chủ mang gieo xuống đất hạt lúa thứ hai có tâm trạng gì?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 1)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 4 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 2 )
Bộ 15 đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án( Đề 4)
7 câu Trắc nghiệm Từ Hán Việt Chân trời sáng tạo có đáp án
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án( Đề 5)
về câu hỏi!