Câu hỏi:
29/11/2024 902I. Đọc hiểu (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Bà ngoại ở với bác Cả, anh ruột mẹ tôi. Thỉnh thoảng, bà đến chơi với chúng tôi. Đối với chúng tôi những buổi bà đến chơi thực sự là những ngày hội. Bà vừa bước vào nhà là sự vui vẻ vào theo.
- Các cháu yêu của bà đâu nào? Lại đây với bà nào!- bà ngân nga, giọng êm nhẹ và ấm, nếu sờ được giọng nói của bà chắc hẳn nó phải mượt như nhung - Lại đây nào!
Chẳng cần bà gọi thêm, chúng tôi nhìn thấy bà đã chạy ùa lại, xô đẩy nhau ôm chặt lấy bà. Bà dang tay ôm chúng tôi vào lòng rồi lại đẩy chúng tôi ra xa hơn để ngắm nghía. Bà không hôn chúng tôi mà lấy đôi tay ấm áp vuốt ve chúng tôi, cười với chúng tôi, nụ cười hồn nhiên và phúc hậu, phô hàm răng đen nhưng nhức. Rồi bà đứng lên đi những bước chậm chạp và lúng túng vì vướng chúng tôi, đến bên giường, ngồi xuống. Ngày hội của chúng tôi bắt đầu.
- Bà ơi bà, bà kể chuyện, bà nhá?
- Bà ơi bà, bà ở đây thật lâu, bà nhá?
- Bà đừng về, bà dẫn chúng cháu đi chơi với bà.
Chúng tôi nhao nhao. Chúng tôi vòi bà đủ thứ. Bà cười. Bà bằng lòng tất.
- Ừ, rồi bà kể chuyện, bà ở đây lâu với các cháu, rồi bà dẫn các cháu yêu của bà đi chơi.
Không có người lớn nào đến nhà chỉ cốt đến với chúng tôi, để chơi với chúng tôi. Thường những người lớn đến nhà chúng tôi vì họ có việc cần phải đến, họ đến với bố mẹ chúng tôi, và chỉ khi nào công việc đã xong xuôi họ mới xoa đầu chúng tôi vài cái, bông lơn vài câu ngô nghê mà họ tưởng là hợp với trẻ con lắm để tỏ ra mình yêu trẻ. Nhưng trẻ con tinh lắm, chúng tôi biết ai yêu chúng tôi thực lòng, ai làm ra vẻ yêu chúng tôi.
Người già có sắc đẹp của người già. Bà ngoại tôi là một bà già đẹp, theo cách đánh giá thời bấy giờ. Mặt bầu bĩnh, phốp pháp, hợp với tuổi, cổ cao ba ngấn rõ rệt, đôi mắt hiền từ, tuy tuổi cao mà vẫn đen láy chứ không mờ đục, bà tôi có gương mặt mà người ta gọi là phúc hậu. Tôi yêu cái nhìn của bà ngoại, cái nhìn rất dịu dàng, rất âu yếm đối với tất cả.
(Trích Miền thơ ấu, Vũ Thư Hiên, NXB Đà Nẵng, 2018, tr. 35 - 37)
Xác định ngôi kể trong đoạn trích.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- HS xác định đúng ngôi kể: Ngôi kể thứ nhất.
- HS làm sai hoặc không làm.Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Trong đoạn trích, khi gặp các cháu, người bà đã có những cử chỉ, hành động nào?
Lời giải của GV VietJack
- HS chỉ ra được các cử chỉ, hành động của bà khi gặp các cháu:
Bà âu yếm gọi các cháu lại gần; bà dang tay ôm chúng tôi vào lòng rồi lại đẩy chúng tôi ra xa hơn để ngắm nghía;lấy đôi bàn tay ấm áp vuốt ve chúng tôi, cười với chúng tôi,....
+ HS trả lời được 04 cử chỉ/hành động trở lên trở lên
+ HS trả lời được 01 cử chỉ/hành độngCâu 3:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong diễn đạt sau: “giọng êm nhẹ và ấm, nếu sờ được giọng nói của bà chắc hẳn nó phải mượt như nhung.”
Lời giải của GV VietJack
HS trả lời đúng yêu cầu:
- Biện pháp so sánh: Giọng bà mượt như nhung
- Tác dụng:
+ Gợi tả cụ thể, sinh động giọng nói của bà: giọng bà êm ái, ấm áp, dịu dàng, tràn đầy yêu thương.
+ Tạo cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, gợi cảm.
+ Bộc lộ lòng yêu quý, tình cảm bà cháu quấn quýt…
(Học sinh trả lời được từ 02 ý tác dụng trở lên: 0.5 điểm. HS nêu được 01 ý tác dụng: 0.25 điểm).
- HS không làm hoặc câu trả lời không phù hợp.Câu 4:
Nêu nhận xét của em về hình ảnh người bà trong đoạn trích trên.
Lời giải của GV VietJack
- HS nêu được nhận xét phù hợp về hình ảnh người bà trong đoạn trích: bà rất đẹp, dịu dàng, yêu thương, quan tâm, chiều chuộng các cháu…
(HS nêu được một biểu hiện: 0.5 điểm)
- HS không làm hoặc câu trả lời không phù hợp.Câu 5:
Theo em, qua đoạn trích, nhân vật “tôi” đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì với người bà của mình?
Lời giải của GV VietJack
- HS trình bày suy nghĩ của cá nhân một cách phù hợp, có thể theo gợi ý sau: Nhân vật “tôi” thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc khi được ở bên bà, yêu quý, kính trọng, biết ơn với bà ngoại…
(HS trả lời được từ 02 ý trở lên: 1.0 điểm; trả lời được 01 ý: 0.5 điểm)
- HS không làm hoặc câu trả lời không phù hợp.Câu 6:
Hãy nêu một số việc làm cụ thể trong cuộc sống thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà.
Lời giải của GV VietJack
- HS nêu được một số việc làm phù hợp. Có thể như:
+ Gần gũi, gắn bó, quan tâm, trò chuyện với ông bà…
+ Giúp đỡ, chăm sóc, yêu thương ông bà…
+ Trân trọng những phút giây quý giá bên ông bà,….
(HS trả lời được 02 việc làm phù hợp: 1.0 điểm; nêu được 01 việc làm phù hợp: 0,5 điểm)
- HS không làm hoặc câu trả lời không phù hợp.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm phó từ trong câu văn sau: “Bà vừa bước vào nhà là sự vui vẻ vào theo.”
Câu 2:
II. Làm văn (4.0 điểm)
Viết bài văn bày tỏ cảm nghĩ của em về một người thân yêu trong gia đình.
Câu 3:
Trong đoạn trích, khi gặp các cháu, người bà đã có những cử chỉ, hành động nào?
Câu 4:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong diễn đạt sau: “giọng êm nhẹ và ấm, nếu sờ được giọng nói của bà chắc hẳn nó phải mượt như nhung.”
Câu 6:
Theo em, qua đoạn trích, nhân vật “tôi” đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì với người bà của mình?
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra Học kì 1 Văn 7 Cánh diều có đáp án (đề 10)
Trắc nghiệm: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có đáp án
về câu hỏi!