Câu hỏi:
02/12/2024 407Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Tam đại con gà
Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.
Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.
Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:
– Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì…
Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:
– Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?
Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng
nhanh trí thầy vội nói gỡ:
– Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là “gà” nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.
Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:
– Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?
– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
( SGK Ngữ văn 10, Trang 78-79, Tập I, NXBGD 2006)
Truyện “Tam đại con gà” thuộc thể loại nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Truyện cười.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Lời giải của GV VietJack
B. Tự sự
Câu 3:
Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
Lời giải của GV VietJack
C. Ngôi thứ ba
Câu 4:
Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì?
Lời giải của GV VietJack
D. Phê phán thói dốt nát và sĩ diện hão của ông thầy đồ xưa.
Câu 5:
Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “thổ công”?
Lời giải của GV VietJack
C. Vị thần trông coi nhà cửa, đất cát gia đình.
Câu 6:
Em có nhận xét gì về những điều ông thầy đã làm trong truyện “Tam đại con gà”?
Lời giải của GV VietJack
D. Đây là những hành động trái với tự nhiên, không thể có trong công việc dạy học của một người thầy đích thực.
Câu 7:
Chi tiết thầy đồ bảo học trò đọc khẽ câu “Dủ dỉ là con dù dì” có ý nghĩa gì?
Lời giải của GV VietJack
D. Đây là biểu hiện cho sự thận trọng muốn che giấu cái dốt của mình.
Câu 8:
Thầy đồ trong câu chuyện là người như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
A. Là một học trò dốt nhưng hay nói chữ, mê tín dị đoan.
Câu 9:
Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên.
Lời giải của GV VietJack
HS hiểu được tiếng cười trào phúng từ câu chuyện, qua đó rút ra bài học ý nghĩa nhất cho bản thân, đó có thể là phải luôn học hỏi, không nên che dấu cái dốt của mình, không nên sĩ diện hão,…
Câu 10:
Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?
Lời giải của GV VietJack
Tác giả phê phán thói dốt nát và sĩ diện hão của những ông thầy đồ ngày xưa.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.
Câu 6:
Em có nhận xét gì về những điều ông thầy đã làm trong truyện “Tam đại con gà”?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 4 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 2 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 1)
Bộ 15 đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án( Đề 4)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án( Đề 5)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 9 )
về câu hỏi!