Câu hỏi:
02/12/2024 275Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự “thông minh”?
Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ.
Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị… và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.
Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”. Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”… khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây,… - những thứ từng là cả bầu trời tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story. Hơn cả là tình trạng giới trẻ “ôm” điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn.
Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang lại, song giới trẻ cần có ý thức sử dụng: dùng điện thoại thông minh 1 một cách thông minh.
(Theo Thu Thương, Baomoi.com)
Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Văn bản thông tin
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là:
Lời giải của GV VietJack
B. Nghị luận
Câu 3:
Đối tượng chính được nghị luận trong văn bản trên là:
Lời giải của GV VietJack
A. Điện thoại thông minh (smartphone)
Câu 4:
Ở đoạn văn thứ 2, tác giả sử dụng thao tác lập luận nào?
Lời giải của GV VietJack
C. Thao tác lập luận chứng minh
Câu 5:
Trong văn bản, tác giả nhắc tới những “tác dụng phụ” nào của smartphone?
Lời giải của GV VietJack
D. Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”…
Câu 6:
Trợ từ trong câu: “Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”” là:
Lời giải của GV VietJack
B. chính
Câu 7:
Biện pháp tu từ sử dụng trong câu: “Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”…” là:
Lời giải của GV VietJack
C. Ẩn dụ
Câu 8:
Dòng nào sau đây là sai khi nói về nội dung văn bản trên:
Lời giải của GV VietJack
B. Đưa ra những số liệu cụ thể về tình trạng sử dụng smartphone của giới trẻ.
Câu 9:
Em hãy giải thích nghĩa của 2 từ “thông minh” trong: “dùng điện thoại thông minh1 một cách thông minh2.
Lời giải của GV VietJack
- Nghĩa của từ thông minh (1) là khái niệm chỉ một kiểu điện thoại di động tích hợp nhiều tính năng. Điện thoại thông minh ngày nay bao gồm tất cả chức năng của laptop như duyệt web wifi, các ứng dụng của bên thứ 3 trên di động và các phụ kiện đi kèm cho máy.
- Nghĩa của từ thông minh (2) chỉ cách người dùng sử dụng điện thoại, sử dụng để thực hiện được các yêu cầu công việc khác nhau một cách linh hoạt nhưng không lạm dụng quá mức dẫn đến lệ thuộc vào điện thoại, “nghiện” điện thoại.
Câu 10:
Bài học mà em rút ra từ văn bản trên là gì?
Lời giải của GV VietJack
- Học sinh trình bày bài học rút ra được từ nội dung của văn bản. Nội dung được đưa ra phù hợp với nội dung tư tưởng của văn bản và mang tính đạo đức, thẩm mĩ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy viết bài văn giới thiệu về cuốn sách mà mình yêu thích nhất.
Câu 5:
Trong văn bản, tác giả nhắc tới những “tác dụng phụ” nào của smartphone?
Câu 6:
Trợ từ trong câu: “Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”” là:
về câu hỏi!